Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Thanh lý mút vụn, mút phế liệu sạch giá cực rẻ giảm giá sốc 90% chỉ 1k/kg

Hoa đăng Đức Lương cần thanh lý mút vụn, mút phế liệu với giá ưu đãi đặc biệt chỉ 1k/kg. Sản phẩm là mút sạch có thể dùng tái chế làm hàng thủ công, làm hoa giả hoặc lót hàng vô cùng hữu ích.
Bạn đang cần mua mút vụn, mút phế liệu của Chúng tôi, hãy liên hệ ngay nhé. Số lượng có hạn.
Giải pháp để đóng hàng chống xốc tiện lợi và rẻ tiền đó là các bạn sử dụng mút xốp vụn lót hàng chống sốc chống va đập của Hoa đăng Đức Lương cung cấp với giá khuyến mãi rẻ đặc biệt chỉ 1k/kg.

Vì sao các bạn cần phải sử dụng mút xốp vụn lót hàng để chống sốc chống va đập?

Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bị kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dộc ngược. Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn. Hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm. Các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mútxốphạt nở …Đặc biệt là mút xốp vụn để chèn lót hàng. Sau đó dùng dây chằng hàng container để ràng cho đảm bảo sự chắc chắn bên ngoài.

Mút xốp vụn làm hoa giả, hoa thủ công đơn giản, đẹp mắt, tiết kiệm chi phí.

Đặc biệt, với những bông hoa giả hoa thủ công nhỏ, thì mút xốp vụn của chúng tôi sẽ cho bạn thoải mái cắt cánh và làm hàng.
Bạn cần mua mút vụn, mút thanh lý vui lòng liên hệ ngay với Đức Lương nhé.

Cách làm đèn lồng Trung thu siêu đơn giản kiểu dáng dễ thương

Bạn có biết cách làm đèn lồng Trung Thu? Hãy tham khảo ngay bài viết này nhé, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những cách làm đèn lồng trung thu siêu đơn giản và dễ thương.
Tết trung thu được mọi người gọi là Ngày thiếu nhi. Ngày này được tổ chức vào ngày 15 âm lịch hàng năm, sẽ có nhiều sự kiện được tổ chức cho trẻ em và người lớn có thể tham gia..
Nhân dịp này, có rất nhiều loại đồ chơi dành cho trẻ em như mặt nạ, súng nước, cánh thiên thần và đặc biệt là đèn lồng là đồ chơi quen thuộc cho nhiều thế hệ tuổi thơ.
Bạn có thể cùng con làm một chiếc đèn lồng từ những nguyên liệu rất đặc biệt, để giúp bé đón một Tết trung thu đáng nhớ nhé.

1. Đèn lồng giấy

Đèn lồng giấy là một món đồ chơi đơn giản và dễ làm nhất, những chiếc đèn lồng này bạn hoàn toàn có thể hướng dẫn các con tự làm.
Dụng cụ cần có
Giấy bìa cứng nhiều màu
1 chiếc bút
1 thước kẻ
1 hộp hồ dán
1 cuộn băng dính trong
1 đoạn dây len
Cách thực hiện
Bước 1: Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.
Bước 2: Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.
Bước 3: Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.
Bước 4: Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.
Bước 5: Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. Như vậy bạn đã hoàn thành xong chiếc đèn lồng giấy vô cùng đơn giản rồi.

2. Đèn lồng thủy tinh

Chỉ vởi những chiếc hộp thủy tinh đựng thực phẩm, là bạn có thể sáng tạo nên một chiếc đèn lồng độc đáo rồi.
Dụng cụ cần có
1 chiếc lọ thủy tinh (chọn loại có nắp vặn để tận dụng đường kẽ này về sau)
Vài tấm giấy màu hình chữ nhật (kích thước lớn hơn chiếc lọ thủy tinh)
1 chiếc bút
1 cây thước
1 cuộn băng keo trong
1 tuýp keo dán
1 đoạn dây kẽm
1 đoạn dây len dài
Vài cây nến nhỏ
Cách làm như sau
Bước 1: Bạn gấp và cắt giấy tương tự như làm đèn lồng giấy.
Bước 2: Đặt tấm giấy vừa cắt trên chiếc lọ thủy tinh. Sau đó căn chỉnh cho vừa vặn và dùng băng dính hai mặt dính theo miệng cốc thủy tinh và phần đáy cốc thủy tinh.
Bước 3: Với chiếc đèn lồng này bạn có thể dùng dây kẽm quấn quanh miệng lọ thủy tinh thật chặt để làm quai cho chiếc đèn lồng hoặc có thể dùng để trang trí trên bàn.
Bước 4: Bây giờ bạn chỉ việc đặt chiếc nến có sẵn đế vào, vậy là đã hoàn thành chiếc đèn trung thu thủy tinh siêu đơn giản rồi.

3. Làm đèn lồng bằng lon bia

Với những chiếc lon bia hoặc lon nước ngọt đã uống hết, bạn có thể tận dụng nó để biến thành chiếc đèn lồng.
Dụng cụ cần có
1-2 vỏ lon bia
1 vài cây nến nhỏ
1 con dao dọc giấy
1 cái kéo sắc
1 cây bút chì hoặc bút dạ
Cách làm
Bước 1: Dùng băng dính hai mặt để cố định điểm đầu và điểm cuối cho chiếc lon bia, chừa ra khoảng 2cm.
Bước 2: Úp phần nắp xuống nền gạch để mài mòn, tách khỏi lon bia.
Bước 3: Dùng bút dạ để vẽ những đường thẳng trên thân lon bia, hoặc dùng dao dọc giấy dọc trực tiếp trên thân lon bia.
Bước 4: Ép luôn bia thấp xuống. Lúc này, các đường cắt sẽ phồng ra và tạo dáng hình lồng đèn đẹp mắt. Bạn có thể dùng sơn để trang trí lại hoặc có thể để vậy.
Bước 5: Dùng dây thép nhỏ, xỏ qua đầu của lon bia để làm quai cho chiếc đèn lồng.
Bước 6: Cho nến vào và xem thành quả.

4. Đèn giấy nhún

Đèn giấy nhún là một sản phẩm được bày bán rất nhiều trên thị trường, nếu con bạn yêu thích kiểu dáng đèn lồng này, bạn có thể chuẩn bị nguyên liệu sau để tự tay làm cho con mình một chiếc nhé.
Dụng cụ cần chuẩn bị:
1 con dao rọc giấy hoặc kéo
1 tấm giấy mềm có hoa văn đẹp mắt
1 tấm giấy carton
1 cây đũa tre
1 tuýp keo dán
1 đoạn kẽm
1 cái thước đo
1 đoạn dây để treo lồng đèn
Cách làm như sau
Bước 1: Chọn giấy để làm đèn
Cắt giấy theo khổ như sau: (40×50)cm. Bạn cũng có thể chọn khổ (38×48)cm. Nếu mua giấy gói quà, bạn có thể cắt đôi để được khổ tương tự.
Bước 2: Gấp giấy và nhún để tạo hình đèn
Theo chiều dài của tờ giấy, bạn gấp chồng lên nhau như gấp chiếc quạt giấy.
Bước 3: Viền tờ giấy thành hình tròn
Xếp nhún tờ giấy để tạo hình dáng cho chiệc đèn lồng. Sau đó quấn thình hình vòng tròn.
Bước 4: Kéo dài để tạo hình cho chiếc đèn
Lấy 1 tấm bìa cứng, cắt thành hình tròn để làm phần đế cho chiếc đèn. Dùng băng dính để cố định thân cho chiếc đèn.
Bước 5: Dùng tấm bìa cứng tạo đế
Quấn đoạn dây kẽm vào đũa tre để làm lõi cắm nến.
Bước 6: Cố định thân và đế bằng băng dính
Cho nến vào xem thành quả
Cắm cố định đọan kẽm làm đế cắm nến vào phần đế carton và dán vào đèn.

5. Đèn lồng angry bird

Dụng cụ cần chuẩn bị:
5 nan tre
1 con dao chẻ tre
1 vòng kẽm
1 miếng giấy kính màu đỏ
1 miếng bìa cứng
Cách làm:
Bước 1: Dùng hai nan tre dài nhất chỉnh chiều dài thật bằng nhau và đem uốn cong. Sử dụng dây thép hoặc dây kẽm để cố định hai đầu tiếp xúc của mỗi vòng giúp chiếc đèn lồng chắc chắn.
Bước 2: Cố định đầu tiếp xúc của hai vòng.
Bước 3: Dùng những nan tre còn lại cố định phần giữa của hai vòng.
Bước 4: Tiếp theo dùng giấy kính màu đỏ dán đều hai mặt để trang trí cho chiếc đèn lồng.
Bước 5: Cắt miếng bìa cứng thành phần cổ chim và dán ở phần đáy hai bên. Sau cùng, chỉ việc cắt phần mắt, miệng, mũi chim và dán lên để hoàn thiện chiếc đèn.
Vậy là chỉ cần bỏ ra chút thời gian, bạn đã có cho con những chiếc đèn lồng thủ công thật xinh xắn và tràn đầy ý nghĩa của tình yêu thương dành cho con rồi!
Nếu các bạn quá bận rộn không có thời gian tự làm đèn lồng thì có thể đặt mua đèn lồng giấy nhà làm của Hoa đăng Đức Lương nhé. Đảm bảo con bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc như chính tay bạn làm tặng con vậy nè.
Chúc bạn thành công!

Đèn cầy cây giá rẻ, nến cây gắn đèn trung thu chỉ 1k/cây đường kính 5mm dài 100mm

Đèn cầy cây giá rẻ, Nến cây gắn đèn trung thu đường kính 5mm dài 100mm. Hàng Việt Nam chất lượng. Dùng cho lồng đèn giấy, lồng đèn tre. Hoa đăng Đức Lương có bán lồng đèn giấy các kiểu. Các bạn cần mua vui lòng liên hệ. Khách hàng mua đèn cầy cây từ 100 cây trở lên sẽ được ưu đãi giảm giá 20%. Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua lồng đèn trung thu sẽ được tặng đèn cầy cây. 
Lưu ý sản phẩm là nến thật, thắp cháy nên tránh xa tầm tay trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. 
Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Những có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ. Vậy hãy cùng nhau lội ngược thời gian, quay trở về với dân gian và cùng nhau lý giải phong tục tết trung thu đầy ý nghĩa này nhé.

1. Lý giải nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu

Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.
Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.
Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.
Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

2. Lý giải phong tục tết trung thu về tục chơi đèn lồng

Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.
Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thức lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời, từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu.

Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

3. Lý giải phong tục tết trung thu về tục ngắm trăng

Vào dịp tết trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.
Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.
Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

4. Lý giải phong tục tết trung thu về việc phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

5. Lý giải phong tục tết trung thu về múa Lân

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

6. Lý giải phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.
Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.
Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.
Bạn cần mua đèn trung thu đẹp rẻ? Bạn cần mua đèn led 7 màu trung thu an toàn cho bé? Bạn cần mua đèn cầy cây thắp trung thu giá rẻ? Liên hệ hoa đăng Đức Lương ngay nhé.

Đèn led 7 màu trung thu đẹp rẻ an toàn cho bé chỉ 10k/đèn

Nếu con bạn còn nhỏ, hay bạn muốn một không gian đèn lung linh vào đêm trung thu mà vẫn an tâm an toàn tuyệt đối cho bản thân và mọi người hưởng một mùa lễ trung thu trọn vẹn thì hãy chọn mua đèn led 7 màu trung thu của Hoa đăng Đức Lương ngay nhé. Chỉ với 10k/đèn sáng hơn 24h, mang đến cho bạn và người thân yêu một đêm trung thu rực rỡ sắc màu và an toàn tuyệt đối.
Đèn led 7 màu trung thu lung linh rực rỡ đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhất là các em nhỏ. Không lo bị cháy phỏng như đốt đèn cầy truyền thống. Nếu con bạn còn nhỏ, hay bạn muốn một không gian đèn lung linh vào đêm trung thu mà vẫn an tâm an toàn tuyệt đối cho bản thân và mọi người hưởng một mùa lễ trung thu trọn vẹn thì hãy chọn mua đèn led 7 màu trung thu của Hoa đăng Đức Lương ngay nhé. Chỉ với 10k/đèn sáng hơn 24h, mang đến cho bạn và người thân yêu một đêm trung thu rực rỡ sắc màu và an toàn tuyệt đối.
Bạn có biết không, Rằm trung thu ngoài ý nghĩa của thời gian trẻ em được giải trí, Tết Trung thu cũng là cơ hội để mọi người ngắm trăng để dự đoán mùa gặt và vận mệnh của quốc gia.

Người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Nhân dịp Tết Trung thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là “phá cỗ.”

Nguồn gốc Tết Trung thu

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.
Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.
Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát.
Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng 8 là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng.
Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. Người Hoa và người Việt đều làm bánh Trung thu để cúng, ăn, biếu thân bằng quyến thuộc, và đãi khách. Người Hoa và người Việt đều tổ chức rước đèn trong đêm Trung thu.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung thu của người Hoa.
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu.
Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”
Ngày xưa trai gái dùng điệu hát Trống Quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám.
Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.
Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.
Đặc biệt Hoa đăng Đức Lương ưu đãi giảm giá 20% cho khách mua đèn led trung thu kèm với đèn lồng trung thuhoặc khách mua số lượng từ 100 đèn trở lên. 

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Lồng đèn trung thu giá rẻ – Lồng đèn giấy hình thú – Lồng đèn giấy hình trụ đủ kiểu dễ thương chỉ 10k/chiếc

Hoa đăng Đức Lương cung cấp là những chiếc lồng đèn trung thu giá rẻ chỉ 10k/chiếc. Sản phẩm 100% có nguồn gốc, xuất xứ hoàn toàn tại Việt Nam đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Đối với dòng lồng đèn giấy hình thú, sản phẩm có chất lượng bao bì và thành phẩm đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho bé. Dòng sản phẩm đèn lồng lấy ý tưởng từ động vật, hình ảnh quen thuộc, đáng yêu và ngộ nghĩnh như chuột, mèo, voi, sư tử, ... Hoặc các nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích như doremon, siêu nhân, công chúa, nhện, thiên thần ,. ..

Đèn lồng giấy trụ màu

Đèn lồng giấy hình trụ 01 màu có nhiều màu sắc khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn, sản phẩm được rất nhiều gia đình, địa điểm vui chơi, nhà hàng khách sạn lựa chọn để trang trí vào các dịp trung thu. Vì sản phẩm một màu với thiết kế dễ thương mang đến không gian sinh động thú vị mà vẫn không kém phần trang trọng lịch sự. Không chỉ vậy, sản phẩm đèn lồng giấy một màu cũng rất thích hợp cho những không gian lãng mạn cho các bạn tuổi teen khi muốn chụp hình cùng, vừa dễ thương vừa nhã nhặn.

Chỉ với 10k/chiếc bạn sẽ biến không gian nhà bạn, cửa hàng của bạn, quán cà phê trở thành một địa điểm thú vị thu hút khách hàng, quyến rũ ấn tượng đến không ngờ.

Đèn lồng giấy hình trụ màu có hình thú ngộ nghĩnh

Đèn lồng giấy với đèn lồng hình trụ là sản phẩm đèn lồng trung thu thuộc về đèn lồng giấy giá rẻ. Đây là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại Hoa đăng Đức Lương.

Sản phẩm được xếp giấy nhún khéo léo, chỉ với 10k bạn sẽ mang đến cho những cô bé, cậu bé nhỏ một mùa trung thu ấm áp và nhiều niềm vui.

Lồng đèn Trung Thu ngộ nghĩnh như mẹ tự tay làm cho bé yêu

Tết trung thu là thời điểm mẹ chuẩn bị một món quà ý nghĩa cho những thiên thần của mình. Vậy các mẹ nên làm gì để có một món quà tràn đầy tình yêu và tạo ra những kỷ niệm tuổi thơ?
Nếu không có nhiều thời gian, thì bạn chỉ cần mua ngay những chiếc đèn lồng hình thú ngộ nghĩnh dễ thương của Hoa đăng Đức Lương. Đèn lồng Trung thu là một món đồ chơi không thể thiếu của tuổi thơ thật ý nghĩa, nó gắn liền với tuổi thơ và tạo thành những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.
Chỉ với 10k mẹ hoàn toàn có thể mang đến cho bé yêu một niềm vui bất ngờ. Đèn lồng cho trẻ em chơi Trung thu của Đức Lương quá tuyệt vời, phải không các mẹ?


Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng giấy 100% đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
 https://hoadangducluong.com/san-pham/long-den-trung-thu-gia-re-long-den-giay-hinh-thu-long-den-giay-hinh-tru-du-kieu-de-thuong-chi-10kchiec

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Hoa đăng nghĩa tình tri ân các Anh hùng liệt sĩ ngày 27/7

Hoa đăng Đức Lương vừa hoàn thành xong hơn 10.000 hoa đăng cho các tỉnh thành trên cả nước. Những bông hoa đăng sẽ được thắp lên để tri ân cho các anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7 sắp tới. Ngày mài chúng ta dành để ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân, các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Với tâm niệm cao cả và tấm lòng thành kính thể hiện qua những bông hoa đăng thể hiện ánh sáng trí tuệ, nhiều Quý khách hàng đã mua hoa đăng của Đức Lương là các đại biểu, các tăng ni, phật tử và nhân dân trên cả nước để cùng nhau cầu nguyện: Quốc thái dân an; tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc và thành kính tri ân những thương, bệnh binh đã để lại một phần xương máu trong chiến tranh; tri ân những các Mẹ Việt Nam anh hùng đã hiến dâng những người con ưu tú cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Nếu như bạn đã từng tham gia thắp hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ, chắc chắn bạn sẽ thấy rất xúc động khi được tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày 27/7 cũng như lễ thả hoa đăng này. Những hoạt động này sẽ giúp cho bạn hiểu biết thêm về lịch sử, về sự hi sinh của thế hệ đi trước và thôi thúc bạn rèn luyện, cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

Không chỉ thế việc tham dự một lễ thả đèn hoa đăng sẽ mang đến cho bạn cảm giác vinh dự khi được đại diện các đoàn viên, thanh niên của Quận đoàn thả nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nơi bạn sống. Những tấm gương của các thế hệ cha anh là động lực để những người trẻ chúng ta phấn đấu học tập và lao động để góp phần phát triển đất nước.

Để có cuộc sống ấm no, tươi đẹp như ngày hôm nay, những người con ưu tú của đất nước đã không ngại gian khổ, hy sinh, luôn kiên cường chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây" của nhân dân Việt Nam, thời gian qua, các cơ quan, đoàn thể và mỗi người chúng ta nếu có điều kiện hãy nên vận động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình những người có công với đất nước.

Một buổi thắp nến, thả đèn hoa đăng vào ngày 27/7 luôn mang đến không khí trang nghiêm tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc tới các anh hùng liệt sỹ, những người đã cống hiến máu xương của mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Nến tealight, nến tròn trắng không khói, nến tinh khiết cao cấp size bự – 6cm cháy 10h giá chỉ 8k/cây

Hoa đăng Đức Lương xin ra mắt dòng sản phẩm nến tealight mới đường kính tới 6cm. Sản phẩm làm từ nến tinh khiết cao cấp nên sẽ mang đến cho người sử dụng:
  • Nến không khói nên không thải ra khí CO2 độc hại, không gây ô nhiễm môi trường
  • Nến được làm từ nguyên liệu sáp parafin an toàn cho sức khỏe
  • Nến đựng trong đế nhôm đường kính 6cm, không chảy sáp ra ngoài nên rất tiện lợi và vệ sinh
  • Thời gian đốt 10 giờ/cái
  • Giá chỉ: 8k/cây
Nến tealight, nến tròn trắng không khói, nến tinh khiết cao cấp size bự – đường kính 6cm được chứa trong vỉ nhôm do đó không chảy sáp ra ngoài khi đốt nóng, rất sạch, gọn gàng và tiện lợi khi sử dụng.

Sau khi đốt cạn sáp chỉ cần vứt bỏ vỉ nhôm mà không cần dọn dẹp sáp thừa.

Nến tealight được sản xuất từ nguyên liệu sáp 100%, theo tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu, tim nến làm bằng cotton không chứa chì vì vậy an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Nến không thải ra khói khi đốt, do đó không thải ra khí CO2, không ảnh hưởng thiết bị báo khói, không gây hại cho môi trường.
Vì nến không khói nên cũng không có muội than bám vào thiết bị đốt, không bám tường nhà, trần nhà, nhờ vậy giữ thiết bị đốt (như chân nến, đèn nến, đế xông tinh dầ) sạch đẹp, không mất thời gian vệ sinh hay lau chùi.
Nến tealight thích hợp dùng xông tinh dầu với các loại đế xông, chân nến cúng bàn thờ, dùng thắp sáng với các loại đèn trang trí, dùng xếp hình tên, trái tim, sinh nhậ trong nhà hay ngoài trời.
Mỗi nến đốt lên đến 10 giờ thích hợp cho các sự kiện cần thắp nến thời gian dài, tiệc cưới, tiệc chúc mừng, hoặc đơn giản là dùng đốt cúng trên bàn thờ. , độ dày gần 2cm
Màu sắc: trắng
Thời gian đốt: 9-10 giờ / viên

Được làm từ sáp cao cấp, đảm bảo không chứa các chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Nến tealight tròn trắng thường được thắp nhiều viên cùng một lúc để tạo ra một khung cảnh ánh sáng lung linh đẹp mắt. Do kích thước của nến tealights nhỏ nên mức độ ánh sáng rất dịu dàng và lãng mạn, rất hợp các khung cảnh của tiệc sinh nhật, event hay đơn giản là thắp trong phòng trà hoặc phòng tình yêu của đôi uyên ương.
Sản phẩm được bọc trong một cốc kim loại mỏng, thời gian đốt cháy của một cây nến tealight thường vào khoảng từ 2 đến 10 tiếng. Nến còn thích hợp sử dụng để trang trí trong các quán cà phê, spa, khách sạn nhà hàng hoặc các sự kiện, lễ hội…Hiện Đức Lương đang có bán nhiều loại nến tealight trong đó có nến tealight bự tới 6cm có thời gian thắp sáng lên đến 10 giờ.

Hướng dẫn sử dụng nến tealight

Để sử dụng nến tealight một cách hiệu hiệu quả, người sử dụng cần thực hiện các nguyên tắc đốt nến như sau:
  • Nguyên tắc 1: Trong lần đốt nến đầu tiên, phải để sáp tan chảy hoàn toàn trên bề mặt nến và có độ sâu khoảng 1cm, thời gian khoảng từ 1 – 2 tiếng đồng hồ (tùy vào kích cỡ nến).
  • Nguyên tắc 2: Trước khi đốt, dùng kéo cắt tim (bấc) nến còn độ dài khoảng 0,3cm – 0,6cm để ngọn lửa cháy đều và vừa phải. Nên sử dụng “kéo cắt nến” để giúp cắt nến một cách chính xác (trước khi cắt tim nến, nên thổi tắt nến).
  • Nguyên tắc 3: Những lần đốt kế tiếp đảm bảo sáp nến tan chảy ra tới thành nến để tránh thụt tim nến và mùi hương tỏa ra. Điều này đảm bảo độ nóng chảy của toàn bộ sáp trong ly/hũ ngang bằng nhau và tránh được hiện tượng “vòng nến” quanh tim, tránh được vấn đề không cháy hết sáp nến và mùi hương giảm trong những lần đốt tiếp theo.
  • Nguyên tắc 4: Cắt tim (bấc) nến khi thấy dài.

An toàn khi đốt nến

  • Đặt nến ở chỗ cứng, bề mặt chịu nhiệt, khô thoáng, tránh xa những vật dễ cháy, những nơi có luồng gió như máy quạt, cửa sổ, nơi có nhiệt độ cao: bếp lửa, lò sưởi,…
  • Luôn lựa chọn đế nến phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Hãy luôn để mắt tới nến trong thời gian thắp nến, không đốt nến khi không có người quan sát.
  • Đặt nến xa tầm tay trẻ em và thú cưng để đảm bảo an toàn.
Bạn cần mua nến tealight? Hãy liên hệ ngay với Hoa đăng Đức Lương nhé.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Mua bông hồng cài áo ở đâu? Địa chỉ bán bông hồng cài áo quen thuộc cho các Phật tử trên cả nước là đây.

Bạn có biết không? Từ lâu những anh chị Quý Phật tử và Quý thầy trên cả nước khi cần mua bông hồng cài áo thì thường tìm đến một địa chỉ bán bông hồng cài áo rất quen thuộc đó chính là Hoa Đăng Đức Lương đó.
Hoa đăng Đức Lương không chỉ chuyên sản xuất và bán hoa đăng mà hiện nay hoa đăng Đức Lương còn sản xuất và bán bông hồng cài áo với giá cả phải chăng, nhiều mẫu mã sinh động đẹp mắt cho các anh chị Phật tử và Quý thầy trong và ngoài nước. Một số thị trường nước ngoài quen thuộc mà hoa đăng Đức Lương đã bán hoa đăng và hoa cài áo đó là Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Đức, Dubai…
Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý.
Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!
Kinh tạng Phật giáo là nguồn suối tư tưởng thâm diệu và trí tuệ cao vời để quán niệm, luận giải và phụng hành. Nhưng nghệ thuật Phật giáo là biểu tượng vẻ đẹp thanh khiết, trầm tư và rỗng lặng. Những tượng đài Phật giáo còn lưu lại nghìn năm thường có dáng vẻ sương khói như tranh thủy mạc và những câu kệ, vần thơ của các thiền sư đạt đạo thường chỉ có một vài hay dăm ba câu điểm xuyết nhưng nói lên được cả vũ trụ – nhân sinh quan bao la.
Hai nghìn năm sau, quan niệm cốt tủy của nghệ thuật Phật giáo còn được thiền sư Nhật, Kamura Daishi, nhắc lại: “ Nhiều gia tài trân quý của đạo Phật đã bị chôn vùi vì người đời sau đã nhầm lẫn xây dựng tượng đồng nhân gian trên nền mây ngũ sắc. Nghệ thuật Phât giáo không có chỗ đứng cho tinh thần thực dụng, hữu vi, đại trà thô thiển.”

Nhân mùa Vu Lan năm nay, từ mồng một cho đến Rằm tháng Bảy âm lịch, các chùa đều nô nức tổ chức Lễ Vu Lan Bông Hồng Cài Áo.

Bông Hồng Cài Áo và Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) là một tục lệ đẹp – mỹ tục – đã có tại Mỹ và Nhật từ những năm đầu của 1900. Nhưng tại Việt Nam chỉ mới được phổ biến trong sinh hoạt lễ hội Vu Lan của Phật giáo từ khi tập bút ký của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết về Mẹ năm 1962 tại Sài Gòn. Thầy đã kể về một tập tục đã gặp tại Nhật Bản:
“Tây phương không có ngày Vu-lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…”
Tập tùy bút Thầy đã viết một cách nhẹ nhàng, đơn sơ về lòng Mẹ, tình Mẹ nhưng đã làm rung lên niềm cảm xúc sâu lắng muôn đời quá gần gũi và yêu thương qua hình ảnh ca dao:
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một như đường mía lau.
Thầy viết:
“Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ… Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.”
Và cuối cùng tuỳ bút, Thầy nói lên cảm nghĩ tha thiết của mình về Mẹ như một lời dặn dò:
“Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!”
Từ đó đến nay đã 55 năm. Trong Lễ Vu Lan truyền thống Phật giáo vào ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm và cũng là ngày quý tu sĩ Phật giáo hoàn mãn ba tháng An Cư Kiết Hạ có thêm nghi thức Bông Hồng Cài Áo; nhẹ nhàng mà trang trọng, đơn sơ mà cảm động vô ngần. Truyền thống Vu Lan là mùa báo hiếu cha mẹ đời nầy và đời trước; trong đó, gương đức Mục Kiền Liên vận dụng hồng ân chư Phật và hùng lực của chư tăng để cứu Mẹ hiền đang còn bị đọa đày trong địa ngục đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của lòng hiếu thảo. Từ khi có “Bông Hồng Cài Áo” của Thầy Nhất Hạnh ra đời, lễ Vu Lan truyền thống tại tất cả các chùa viện Phật giáo Việt Nam đều có thêm tục lệ lễ cài bông hồng: Màu đỏ cho những ai còn Mẹ và màu trắng cho những ai không còn Mẹ.
Đã hơn 65 năm kể từ ngày lon ton theo Mẹ đến chùa, mỗi năm tôi đã thường thức không khí lễ hội thiêng liêng của hai ngày lễ lớn: Phật Đản và Vu Lan bằng nỗi cảm xúc chân quê “Phật Đản thương Phật kính Thầy, Vu Lan thương Mẹ nhớ Cha!” Trong hơn 50 năm lịch sử của Bông Hồng Cài Áo, tôi đã có được một nửa cài hoa hồng và một nửa cài hoa trắng. Dù còn ở làng, qua Huế, trong nước hay quê người, niềm cảm xúc miên man với nỗi mừng, nỗi lo khi được cài hoa hồng và nỗi lòng nhớ Mẹ, tủi thân khi cài hoa trắng là những “dấu ấn Vu Lan” còn lưu mãi trong tâm hồn và ký ức của tôi.
Tôi tin và chia sẻ rằng, trong tâm khảm của mọi người, không ai đi quá tầm để nghĩ tới những điều xa xôi với tiền kiếp, hậu lai của “ông bà cha mẹ bảy kiếp chúng con” khi tự cài hay được cài đóa hoa hồng trên ngực áo mà chỉ nghĩ về mẹ mình trong những phút giây thiêng liêng ấy. Tất cả chỉ dồn tụ vào một cảm xúc tròn vẹn đầy cảm tính mà cũng là lý tính như hơi thở là còn Mẹ hay mất Mẹ khi nhìn đóa hoa và liên tưởng tới mẹ mình.
Qua Mỹ được 2 năm. Năm 1984 đi chùa Kim Quang ở Sacramento trong dịp lễ Vu Lan, tôi thấy bên cạnh hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng còn xuất hiện hoa hồng vàng. Hỏi ra mới biết thầy trụ trì Thích Thiện Trì còn đặt thêm hoa hồng vàng cho cha. Và những năm về sau đó càng có nhiều đơn vị chùa chiền bày thêm hoa hồng vàng cho quý Thầy, Cô – tăng, ni – cài lên áo trong dịp Lễ Vu Lan với sự lý giải rằng, người đã xuất gia là con của Phật nên chỉ đeo hoa hồng vàng như một biểu tượng tưởng nhớ thân sinh phụ mẫu nhiều đời nhiếu kiếp trong ngày Vu Lan Báo Hiếu chứ không có khái niệm mất còn, sống chết theo kiểu đời thường.
Phật pháp bất ly thế gian pháp. Sinh hoạt đạo Phật không tách rời cuộc sống thế gian. Cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thế gian dẫu cho đi vào cửa Thiền thì cũng giữ nguyên màu tinh hoa của nghệ thuật. Nghệ thuật khác với kỹ thuật vì không bị cột trói vào tính thực dụng hay tiện dụng của bất cứ khuynh hướng nào. Những giọt nước mắt buồn tủi của thế nhân vì thương cha, khóc mẹ chẳng khác gì những giọt nước mắt thốn tâm của hàng Thánh Tăng khi đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt.

Sự tương quan giữa Tâm và Phật đã được Tuệ Trung Thượng Sỹ diễn giải trong Khúc Ca Phật Tâm:

Phật! Phật! Phật! không thể thấy!
Tâm! Tâm! Tâm! không thể nói!
Khi tâm sanh tức là Phật sanh,
Bằng Phật diệt là lúc tâm diệt.
Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu…
(Dịch thơ: Thiền sư Thích Thanh Từ)
Bởi vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc một thiểu số quý Tăng Ni đeo bông hồng vàng chung chung để bày tỏ lòng tưởng nhớ cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp mà không quan tâm đến sự sống thác, còn mất của cha mẹ hiện tiền trong lễ Bông Hồng Cài Áo ngày rằm tháng bảy là… “vô tâm” (?!) hay hơn thế nữa là một sự tách biệt chấp tướng vụ hình thức đi lạc với tinh thần “bông hồng cài áo” mang tính nghệ thuật siêu thoát tuyệt vời mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết ra trong tập sách Bông Hồng Cài Áo.
Nên chăng hàng Phật tử xuất gia như quý Thầy và Sư Cô cần thiết phải tách rời hay khởi phát một cách biểu hiện đặc biệt có vẻ như đi ngược lại với luôn cả 3 khái niệm tiêu chuẩn ban đầu được ghi đậm nét trong tập sách:

1- Bông Hồng Cài Áo là một biểu tượng nghệ thuật nhân sinh:

Đó không phải là những nguyên tắc đạo lý như Tam Cương Ngũ Thường của Nho Giáo; cũng chẳng phải là biểu tượng tứ trọng ân (Bốn ơn lớn: Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn quốc gia xã hội, ơn chúng sinh) và cũng không bị ràng buộc gì theo giới luật. Biến biểu tượng nghệ thuật thành hình ảnh và phương tiện thực dụng đời thường là đã vô hình chung phá bỏ hay phủ nhận nét tinh hoa nguyên thủy của nó.

2- Bông Hồng Cài Áo là một hạnh phúc của nếp sống tinh thần và tâm linh:

Nhìn đóa hồng đỏ để sung sướng và có được niềm hạnh phúc khi biết mình còn mẹ. Nhìn đóa hồng trắng để xót xa khi biết mình mất mẹ nhưng sẽ có được niềm hạnh phúc khi có được cơ hội thiêng liêng đứng trước Phật đài với hồng ân Tam Bảo và năng lượng lành của đại chúng để thành tâm cầu nguyện cho hương linh mẹ hiền đã quá vãng được thoát những cảnh khổ sở của “tam đồ, ác đạo”.

3- Bông Hồng Cài Áo là một nét đẹp tuyệt vời trong nghệ thuật và văn hóa Phật giáo:

Thế giới Phật giáo là một thế giới đầy biểu tượng. Tâm ảnh mà không ảo ảnh, tư tưởng mà không ảo tưởng, thực tế mà không duy thực dụng… nên một sự thay đổi từ thẩm mỹ sang tiện dụng; từ tâm sự sang lý sự sẽ làm mất đi tác dụng nghệ thuật của suối nguồn Phật giáo.
Ngày Của Mẹ có lịch sử cả trăm năm. Vu Lan Báo Hiếu, cúng thị thực cô hồn, có lịch sử mấy ngàn năm. Dù được thể hiện bằng những hình thức và thời điểm khác nhau nhưng bản chất hiếu hạnh vẫn là một. Nhưng “một” đó lại biến hoá thành vô lượng vì thế giới có hơn 7 tỷ người nhưng không có ai hoàn toàn giống ai về căn cơ tự tánh. Biểu tượng còn lại cho sự thể hiện lòng hiếu hạnh là nét đẹp của tâm hồn và sự thanh thoát về thể chất. Khi cả thân và tâm đều an lạc không vướng vít về chấp trước, chấp sau gì cả thì Mẹ Hiền và Con Hiếu hiện tại hay nhiều kiếp vẫn còn duyên tương ngộ, trùng phùng trong kiếp được làm người này.
Nếu các anh chị chưa biết mua bông hồng cài áo ở đâu thì hãy tới ngay địa chỉ bán bông hồng cài áo đẹp rẻ và uy tín của Đức Lương nhé.
Xin chân thành cảm ơn.

Bông hồng cài áo bự đẹp, hoa cài áo giá rẻ đẹp chỉ 5k/bông

Với bàn tay khéo léo của Hoa đăng Đức Lương, mang đến cho bạn những bông hồng cài áo nhỏ xinh rực rỡ và chứa đựng sự chân thành trang trọng trong các dịp đặc biệt mà bạn cần. Không chỉ là sản phẩm hoa hồng cài áo cho ngày lễ Vu Lan mà bạn có thể linh động sử dụng trong các dịp lễ quan trọng như dành cho đại biểu trong các hội nghị, cài áo cho học sinh trong ngày lễ khai trường, hoa cài áo cho thầy cô ngày 20/11, hoa cài áo cho quý khách trong các bữa tiệc tri ân trang trọng …cũng rất là phù hợp.
Qua nhiều năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ Vu Lan là gì? Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên.

Vốn là một tu sĩ khác đạo, Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên nhớ về mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ và thấy mẹ mình bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì.
Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa. Không có cách nào khác, Mục Liên trở về bạch chuyện Ðức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Phật dạy, một mình Mục Liên thì vô phương cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.
Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã đạt được sáu phép thần thông, nhờ công đức cầu nguyện của các vị này thì vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo.
Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay… dâng cúng các vị chư tăng. Vào đúng dịp Rằm tháng 7, lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị chư tăng sẽ chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát…
Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.
Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Bông hồng cài trên ngực áo

Những ngày tháng Bảy âm lịch, nhà lại nhà, trên khắp nước Việt mình đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu.
Tới ngày Rằm tháng Bảy, các Bà, các Mẹ, các Chị dù bận đến đâu cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ đầy, thành kính dâng tặng tổ tiên, ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống: Hãy nghĩ về Mẹ – Cha, mở lòng với đồng loại để thương yêu nhau nhiều hơn.
Những ngày này, bạn sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.

Bông hồng cài áo và mùa Vu Lan báo hiếu

Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư -Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Ý nghĩa bông hoa cài trên ngực áo

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.
Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời…
Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.

Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Tục truyền, vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về Mẹ – Cha, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên. Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch cũng là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình.
Ta hành động để thấy lòng nhẹ bẫng, vui vẻ và thanh thản, hành động để thấu được triết lí giản đơn mà sâu xa của Phật giáo ấy là “Từ, bi, hỷ, xả” hay “vô ngã, vị tha”, cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Bạn có thể chọn một bông hoa cài lên ngực áo hoặc không trong ngày lễ Vu Lan, nhưng nghĩ về ngày này với ý nghĩa nhân bản, âu cũng là cách để bạn tri ân cuộc sống tươi đẹp này.

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.
Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì…đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.
Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.
Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.
Bạn cần mua hoa cài áo sự kiện, bông hồng cài áo cho ngày lễ Vu Lan thêm trang trọng hãy liên hệ với Hoa đăng Đức Lương ngay hôm nay nhé. Vui lòng đặt hàng sớm.