Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Lồng đèn trung thu giá rẻ – Lồng đèn giấy hình thú – Lồng đèn giấy hình trụ đủ kiểu dễ thương chỉ 10k/chiếc

Hoa đăng Đức Lương cung cấp là những chiếc lồng đèn trung thu giá rẻ chỉ 10k/chiếc. Sản phẩm 100% có nguồn gốc, xuất xứ hoàn toàn tại Việt Nam đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Đối với dòng lồng đèn giấy hình thú, sản phẩm có chất lượng bao bì và thành phẩm đã được phê duyệt đảm bảo an toàn cho bé. Dòng sản phẩm đèn lồng lấy ý tưởng từ động vật, hình ảnh quen thuộc, đáng yêu và ngộ nghĩnh như chuột, mèo, voi, sư tử, ... Hoặc các nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích như doremon, siêu nhân, công chúa, nhện, thiên thần ,. ..

Đèn lồng giấy trụ màu

Đèn lồng giấy hình trụ 01 màu có nhiều màu sắc khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn, sản phẩm được rất nhiều gia đình, địa điểm vui chơi, nhà hàng khách sạn lựa chọn để trang trí vào các dịp trung thu. Vì sản phẩm một màu với thiết kế dễ thương mang đến không gian sinh động thú vị mà vẫn không kém phần trang trọng lịch sự. Không chỉ vậy, sản phẩm đèn lồng giấy một màu cũng rất thích hợp cho những không gian lãng mạn cho các bạn tuổi teen khi muốn chụp hình cùng, vừa dễ thương vừa nhã nhặn.

Chỉ với 10k/chiếc bạn sẽ biến không gian nhà bạn, cửa hàng của bạn, quán cà phê trở thành một địa điểm thú vị thu hút khách hàng, quyến rũ ấn tượng đến không ngờ.

Đèn lồng giấy hình trụ màu có hình thú ngộ nghĩnh

Đèn lồng giấy với đèn lồng hình trụ là sản phẩm đèn lồng trung thu thuộc về đèn lồng giấy giá rẻ. Đây là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại Hoa đăng Đức Lương.

Sản phẩm được xếp giấy nhún khéo léo, chỉ với 10k bạn sẽ mang đến cho những cô bé, cậu bé nhỏ một mùa trung thu ấm áp và nhiều niềm vui.

Lồng đèn Trung Thu ngộ nghĩnh như mẹ tự tay làm cho bé yêu

Tết trung thu là thời điểm mẹ chuẩn bị một món quà ý nghĩa cho những thiên thần của mình. Vậy các mẹ nên làm gì để có một món quà tràn đầy tình yêu và tạo ra những kỷ niệm tuổi thơ?
Nếu không có nhiều thời gian, thì bạn chỉ cần mua ngay những chiếc đèn lồng hình thú ngộ nghĩnh dễ thương của Hoa đăng Đức Lương. Đèn lồng Trung thu là một món đồ chơi không thể thiếu của tuổi thơ thật ý nghĩa, nó gắn liền với tuổi thơ và tạo thành những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.
Chỉ với 10k mẹ hoàn toàn có thể mang đến cho bé yêu một niềm vui bất ngờ. Đèn lồng cho trẻ em chơi Trung thu của Đức Lương quá tuyệt vời, phải không các mẹ?


Sản phẩm được làm hoàn toàn bằng giấy 100% đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
 https://hoadangducluong.com/san-pham/long-den-trung-thu-gia-re-long-den-giay-hinh-thu-long-den-giay-hinh-tru-du-kieu-de-thuong-chi-10kchiec

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Hoa đăng nghĩa tình tri ân các Anh hùng liệt sĩ ngày 27/7

Hoa đăng Đức Lương vừa hoàn thành xong hơn 10.000 hoa đăng cho các tỉnh thành trên cả nước. Những bông hoa đăng sẽ được thắp lên để tri ân cho các anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7 sắp tới. Ngày mài chúng ta dành để ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, tưởng nhớ công lao to lớn của các bậc tiền nhân, các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Với tâm niệm cao cả và tấm lòng thành kính thể hiện qua những bông hoa đăng thể hiện ánh sáng trí tuệ, nhiều Quý khách hàng đã mua hoa đăng của Đức Lương là các đại biểu, các tăng ni, phật tử và nhân dân trên cả nước để cùng nhau cầu nguyện: Quốc thái dân an; tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc và thành kính tri ân những thương, bệnh binh đã để lại một phần xương máu trong chiến tranh; tri ân những các Mẹ Việt Nam anh hùng đã hiến dâng những người con ưu tú cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Nếu như bạn đã từng tham gia thắp hoa đăng tri ân các anh hùng liệt sĩ, chắc chắn bạn sẽ thấy rất xúc động khi được tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày 27/7 cũng như lễ thả hoa đăng này. Những hoạt động này sẽ giúp cho bạn hiểu biết thêm về lịch sử, về sự hi sinh của thế hệ đi trước và thôi thúc bạn rèn luyện, cống hiến cho đất nước nhiều hơn.

Không chỉ thế việc tham dự một lễ thả đèn hoa đăng sẽ mang đến cho bạn cảm giác vinh dự khi được đại diện các đoàn viên, thanh niên của Quận đoàn thả nến tri ân các anh hùng liệt sĩ nơi bạn sống. Những tấm gương của các thế hệ cha anh là động lực để những người trẻ chúng ta phấn đấu học tập và lao động để góp phần phát triển đất nước.

Để có cuộc sống ấm no, tươi đẹp như ngày hôm nay, những người con ưu tú của đất nước đã không ngại gian khổ, hy sinh, luôn kiên cường chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng cây" của nhân dân Việt Nam, thời gian qua, các cơ quan, đoàn thể và mỗi người chúng ta nếu có điều kiện hãy nên vận động, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình những người có công với đất nước.

Một buổi thắp nến, thả đèn hoa đăng vào ngày 27/7 luôn mang đến không khí trang nghiêm tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc tới các anh hùng liệt sỹ, những người đã cống hiến máu xương của mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Nến tealight, nến tròn trắng không khói, nến tinh khiết cao cấp size bự – 6cm cháy 10h giá chỉ 8k/cây

Hoa đăng Đức Lương xin ra mắt dòng sản phẩm nến tealight mới đường kính tới 6cm. Sản phẩm làm từ nến tinh khiết cao cấp nên sẽ mang đến cho người sử dụng:
  • Nến không khói nên không thải ra khí CO2 độc hại, không gây ô nhiễm môi trường
  • Nến được làm từ nguyên liệu sáp parafin an toàn cho sức khỏe
  • Nến đựng trong đế nhôm đường kính 6cm, không chảy sáp ra ngoài nên rất tiện lợi và vệ sinh
  • Thời gian đốt 10 giờ/cái
  • Giá chỉ: 8k/cây
Nến tealight, nến tròn trắng không khói, nến tinh khiết cao cấp size bự – đường kính 6cm được chứa trong vỉ nhôm do đó không chảy sáp ra ngoài khi đốt nóng, rất sạch, gọn gàng và tiện lợi khi sử dụng.

Sau khi đốt cạn sáp chỉ cần vứt bỏ vỉ nhôm mà không cần dọn dẹp sáp thừa.

Nến tealight được sản xuất từ nguyên liệu sáp 100%, theo tiêu chuẩn xuất khẩu Châu Âu, tim nến làm bằng cotton không chứa chì vì vậy an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Nến không thải ra khói khi đốt, do đó không thải ra khí CO2, không ảnh hưởng thiết bị báo khói, không gây hại cho môi trường.
Vì nến không khói nên cũng không có muội than bám vào thiết bị đốt, không bám tường nhà, trần nhà, nhờ vậy giữ thiết bị đốt (như chân nến, đèn nến, đế xông tinh dầ) sạch đẹp, không mất thời gian vệ sinh hay lau chùi.
Nến tealight thích hợp dùng xông tinh dầu với các loại đế xông, chân nến cúng bàn thờ, dùng thắp sáng với các loại đèn trang trí, dùng xếp hình tên, trái tim, sinh nhậ trong nhà hay ngoài trời.
Mỗi nến đốt lên đến 10 giờ thích hợp cho các sự kiện cần thắp nến thời gian dài, tiệc cưới, tiệc chúc mừng, hoặc đơn giản là dùng đốt cúng trên bàn thờ. , độ dày gần 2cm
Màu sắc: trắng
Thời gian đốt: 9-10 giờ / viên

Được làm từ sáp cao cấp, đảm bảo không chứa các chất độc hại nên rất an toàn cho sức khỏe của người dùng.

Nến tealight tròn trắng thường được thắp nhiều viên cùng một lúc để tạo ra một khung cảnh ánh sáng lung linh đẹp mắt. Do kích thước của nến tealights nhỏ nên mức độ ánh sáng rất dịu dàng và lãng mạn, rất hợp các khung cảnh của tiệc sinh nhật, event hay đơn giản là thắp trong phòng trà hoặc phòng tình yêu của đôi uyên ương.
Sản phẩm được bọc trong một cốc kim loại mỏng, thời gian đốt cháy của một cây nến tealight thường vào khoảng từ 2 đến 10 tiếng. Nến còn thích hợp sử dụng để trang trí trong các quán cà phê, spa, khách sạn nhà hàng hoặc các sự kiện, lễ hội…Hiện Đức Lương đang có bán nhiều loại nến tealight trong đó có nến tealight bự tới 6cm có thời gian thắp sáng lên đến 10 giờ.

Hướng dẫn sử dụng nến tealight

Để sử dụng nến tealight một cách hiệu hiệu quả, người sử dụng cần thực hiện các nguyên tắc đốt nến như sau:
  • Nguyên tắc 1: Trong lần đốt nến đầu tiên, phải để sáp tan chảy hoàn toàn trên bề mặt nến và có độ sâu khoảng 1cm, thời gian khoảng từ 1 – 2 tiếng đồng hồ (tùy vào kích cỡ nến).
  • Nguyên tắc 2: Trước khi đốt, dùng kéo cắt tim (bấc) nến còn độ dài khoảng 0,3cm – 0,6cm để ngọn lửa cháy đều và vừa phải. Nên sử dụng “kéo cắt nến” để giúp cắt nến một cách chính xác (trước khi cắt tim nến, nên thổi tắt nến).
  • Nguyên tắc 3: Những lần đốt kế tiếp đảm bảo sáp nến tan chảy ra tới thành nến để tránh thụt tim nến và mùi hương tỏa ra. Điều này đảm bảo độ nóng chảy của toàn bộ sáp trong ly/hũ ngang bằng nhau và tránh được hiện tượng “vòng nến” quanh tim, tránh được vấn đề không cháy hết sáp nến và mùi hương giảm trong những lần đốt tiếp theo.
  • Nguyên tắc 4: Cắt tim (bấc) nến khi thấy dài.

An toàn khi đốt nến

  • Đặt nến ở chỗ cứng, bề mặt chịu nhiệt, khô thoáng, tránh xa những vật dễ cháy, những nơi có luồng gió như máy quạt, cửa sổ, nơi có nhiệt độ cao: bếp lửa, lò sưởi,…
  • Luôn lựa chọn đế nến phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Hãy luôn để mắt tới nến trong thời gian thắp nến, không đốt nến khi không có người quan sát.
  • Đặt nến xa tầm tay trẻ em và thú cưng để đảm bảo an toàn.
Bạn cần mua nến tealight? Hãy liên hệ ngay với Hoa đăng Đức Lương nhé.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Mua bông hồng cài áo ở đâu? Địa chỉ bán bông hồng cài áo quen thuộc cho các Phật tử trên cả nước là đây.

Bạn có biết không? Từ lâu những anh chị Quý Phật tử và Quý thầy trên cả nước khi cần mua bông hồng cài áo thì thường tìm đến một địa chỉ bán bông hồng cài áo rất quen thuộc đó chính là Hoa Đăng Đức Lương đó.
Hoa đăng Đức Lương không chỉ chuyên sản xuất và bán hoa đăng mà hiện nay hoa đăng Đức Lương còn sản xuất và bán bông hồng cài áo với giá cả phải chăng, nhiều mẫu mã sinh động đẹp mắt cho các anh chị Phật tử và Quý thầy trong và ngoài nước. Một số thị trường nước ngoài quen thuộc mà hoa đăng Đức Lương đã bán hoa đăng và hoa cài áo đó là Mỹ, Nga, Nhật, Úc, Đức, Dubai…
Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý.
Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!
Kinh tạng Phật giáo là nguồn suối tư tưởng thâm diệu và trí tuệ cao vời để quán niệm, luận giải và phụng hành. Nhưng nghệ thuật Phật giáo là biểu tượng vẻ đẹp thanh khiết, trầm tư và rỗng lặng. Những tượng đài Phật giáo còn lưu lại nghìn năm thường có dáng vẻ sương khói như tranh thủy mạc và những câu kệ, vần thơ của các thiền sư đạt đạo thường chỉ có một vài hay dăm ba câu điểm xuyết nhưng nói lên được cả vũ trụ – nhân sinh quan bao la.
Hai nghìn năm sau, quan niệm cốt tủy của nghệ thuật Phật giáo còn được thiền sư Nhật, Kamura Daishi, nhắc lại: “ Nhiều gia tài trân quý của đạo Phật đã bị chôn vùi vì người đời sau đã nhầm lẫn xây dựng tượng đồng nhân gian trên nền mây ngũ sắc. Nghệ thuật Phât giáo không có chỗ đứng cho tinh thần thực dụng, hữu vi, đại trà thô thiển.”

Nhân mùa Vu Lan năm nay, từ mồng một cho đến Rằm tháng Bảy âm lịch, các chùa đều nô nức tổ chức Lễ Vu Lan Bông Hồng Cài Áo.

Bông Hồng Cài Áo và Ngày Của Mẹ (Mother’s Day) là một tục lệ đẹp – mỹ tục – đã có tại Mỹ và Nhật từ những năm đầu của 1900. Nhưng tại Việt Nam chỉ mới được phổ biến trong sinh hoạt lễ hội Vu Lan của Phật giáo từ khi tập bút ký của Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết về Mẹ năm 1962 tại Sài Gòn. Thầy đã kể về một tập tục đã gặp tại Nhật Bản:
“Tây phương không có ngày Vu-lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother’s Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng…”
Tập tùy bút Thầy đã viết một cách nhẹ nhàng, đơn sơ về lòng Mẹ, tình Mẹ nhưng đã làm rung lên niềm cảm xúc sâu lắng muôn đời quá gần gũi và yêu thương qua hình ảnh ca dao:
Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một như đường mía lau.
Thầy viết:
“Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên… Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ… Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì họa chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.”
Và cuối cùng tuỳ bút, Thầy nói lên cảm nghĩ tha thiết của mình về Mẹ như một lời dặn dò:
“Ðó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Ðóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.!”
Từ đó đến nay đã 55 năm. Trong Lễ Vu Lan truyền thống Phật giáo vào ngày Rằm Tháng Bảy âm lịch hàng năm và cũng là ngày quý tu sĩ Phật giáo hoàn mãn ba tháng An Cư Kiết Hạ có thêm nghi thức Bông Hồng Cài Áo; nhẹ nhàng mà trang trọng, đơn sơ mà cảm động vô ngần. Truyền thống Vu Lan là mùa báo hiếu cha mẹ đời nầy và đời trước; trong đó, gương đức Mục Kiền Liên vận dụng hồng ân chư Phật và hùng lực của chư tăng để cứu Mẹ hiền đang còn bị đọa đày trong địa ngục đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng của lòng hiếu thảo. Từ khi có “Bông Hồng Cài Áo” của Thầy Nhất Hạnh ra đời, lễ Vu Lan truyền thống tại tất cả các chùa viện Phật giáo Việt Nam đều có thêm tục lệ lễ cài bông hồng: Màu đỏ cho những ai còn Mẹ và màu trắng cho những ai không còn Mẹ.
Đã hơn 65 năm kể từ ngày lon ton theo Mẹ đến chùa, mỗi năm tôi đã thường thức không khí lễ hội thiêng liêng của hai ngày lễ lớn: Phật Đản và Vu Lan bằng nỗi cảm xúc chân quê “Phật Đản thương Phật kính Thầy, Vu Lan thương Mẹ nhớ Cha!” Trong hơn 50 năm lịch sử của Bông Hồng Cài Áo, tôi đã có được một nửa cài hoa hồng và một nửa cài hoa trắng. Dù còn ở làng, qua Huế, trong nước hay quê người, niềm cảm xúc miên man với nỗi mừng, nỗi lo khi được cài hoa hồng và nỗi lòng nhớ Mẹ, tủi thân khi cài hoa trắng là những “dấu ấn Vu Lan” còn lưu mãi trong tâm hồn và ký ức của tôi.
Tôi tin và chia sẻ rằng, trong tâm khảm của mọi người, không ai đi quá tầm để nghĩ tới những điều xa xôi với tiền kiếp, hậu lai của “ông bà cha mẹ bảy kiếp chúng con” khi tự cài hay được cài đóa hoa hồng trên ngực áo mà chỉ nghĩ về mẹ mình trong những phút giây thiêng liêng ấy. Tất cả chỉ dồn tụ vào một cảm xúc tròn vẹn đầy cảm tính mà cũng là lý tính như hơi thở là còn Mẹ hay mất Mẹ khi nhìn đóa hoa và liên tưởng tới mẹ mình.
Qua Mỹ được 2 năm. Năm 1984 đi chùa Kim Quang ở Sacramento trong dịp lễ Vu Lan, tôi thấy bên cạnh hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng còn xuất hiện hoa hồng vàng. Hỏi ra mới biết thầy trụ trì Thích Thiện Trì còn đặt thêm hoa hồng vàng cho cha. Và những năm về sau đó càng có nhiều đơn vị chùa chiền bày thêm hoa hồng vàng cho quý Thầy, Cô – tăng, ni – cài lên áo trong dịp Lễ Vu Lan với sự lý giải rằng, người đã xuất gia là con của Phật nên chỉ đeo hoa hồng vàng như một biểu tượng tưởng nhớ thân sinh phụ mẫu nhiều đời nhiếu kiếp trong ngày Vu Lan Báo Hiếu chứ không có khái niệm mất còn, sống chết theo kiểu đời thường.
Phật pháp bất ly thế gian pháp. Sinh hoạt đạo Phật không tách rời cuộc sống thế gian. Cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thế gian dẫu cho đi vào cửa Thiền thì cũng giữ nguyên màu tinh hoa của nghệ thuật. Nghệ thuật khác với kỹ thuật vì không bị cột trói vào tính thực dụng hay tiện dụng của bất cứ khuynh hướng nào. Những giọt nước mắt buồn tủi của thế nhân vì thương cha, khóc mẹ chẳng khác gì những giọt nước mắt thốn tâm của hàng Thánh Tăng khi đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt.

Sự tương quan giữa Tâm và Phật đã được Tuệ Trung Thượng Sỹ diễn giải trong Khúc Ca Phật Tâm:

Phật! Phật! Phật! không thể thấy!
Tâm! Tâm! Tâm! không thể nói!
Khi tâm sanh tức là Phật sanh,
Bằng Phật diệt là lúc tâm diệt.
Diệt tâm còn Phật chuyện không đâu…
(Dịch thơ: Thiền sư Thích Thanh Từ)
Bởi vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc một thiểu số quý Tăng Ni đeo bông hồng vàng chung chung để bày tỏ lòng tưởng nhớ cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp mà không quan tâm đến sự sống thác, còn mất của cha mẹ hiện tiền trong lễ Bông Hồng Cài Áo ngày rằm tháng bảy là… “vô tâm” (?!) hay hơn thế nữa là một sự tách biệt chấp tướng vụ hình thức đi lạc với tinh thần “bông hồng cài áo” mang tính nghệ thuật siêu thoát tuyệt vời mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết ra trong tập sách Bông Hồng Cài Áo.
Nên chăng hàng Phật tử xuất gia như quý Thầy và Sư Cô cần thiết phải tách rời hay khởi phát một cách biểu hiện đặc biệt có vẻ như đi ngược lại với luôn cả 3 khái niệm tiêu chuẩn ban đầu được ghi đậm nét trong tập sách:

1- Bông Hồng Cài Áo là một biểu tượng nghệ thuật nhân sinh:

Đó không phải là những nguyên tắc đạo lý như Tam Cương Ngũ Thường của Nho Giáo; cũng chẳng phải là biểu tượng tứ trọng ân (Bốn ơn lớn: Ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn quốc gia xã hội, ơn chúng sinh) và cũng không bị ràng buộc gì theo giới luật. Biến biểu tượng nghệ thuật thành hình ảnh và phương tiện thực dụng đời thường là đã vô hình chung phá bỏ hay phủ nhận nét tinh hoa nguyên thủy của nó.

2- Bông Hồng Cài Áo là một hạnh phúc của nếp sống tinh thần và tâm linh:

Nhìn đóa hồng đỏ để sung sướng và có được niềm hạnh phúc khi biết mình còn mẹ. Nhìn đóa hồng trắng để xót xa khi biết mình mất mẹ nhưng sẽ có được niềm hạnh phúc khi có được cơ hội thiêng liêng đứng trước Phật đài với hồng ân Tam Bảo và năng lượng lành của đại chúng để thành tâm cầu nguyện cho hương linh mẹ hiền đã quá vãng được thoát những cảnh khổ sở của “tam đồ, ác đạo”.

3- Bông Hồng Cài Áo là một nét đẹp tuyệt vời trong nghệ thuật và văn hóa Phật giáo:

Thế giới Phật giáo là một thế giới đầy biểu tượng. Tâm ảnh mà không ảo ảnh, tư tưởng mà không ảo tưởng, thực tế mà không duy thực dụng… nên một sự thay đổi từ thẩm mỹ sang tiện dụng; từ tâm sự sang lý sự sẽ làm mất đi tác dụng nghệ thuật của suối nguồn Phật giáo.
Ngày Của Mẹ có lịch sử cả trăm năm. Vu Lan Báo Hiếu, cúng thị thực cô hồn, có lịch sử mấy ngàn năm. Dù được thể hiện bằng những hình thức và thời điểm khác nhau nhưng bản chất hiếu hạnh vẫn là một. Nhưng “một” đó lại biến hoá thành vô lượng vì thế giới có hơn 7 tỷ người nhưng không có ai hoàn toàn giống ai về căn cơ tự tánh. Biểu tượng còn lại cho sự thể hiện lòng hiếu hạnh là nét đẹp của tâm hồn và sự thanh thoát về thể chất. Khi cả thân và tâm đều an lạc không vướng vít về chấp trước, chấp sau gì cả thì Mẹ Hiền và Con Hiếu hiện tại hay nhiều kiếp vẫn còn duyên tương ngộ, trùng phùng trong kiếp được làm người này.
Nếu các anh chị chưa biết mua bông hồng cài áo ở đâu thì hãy tới ngay địa chỉ bán bông hồng cài áo đẹp rẻ và uy tín của Đức Lương nhé.
Xin chân thành cảm ơn.

Bông hồng cài áo bự đẹp, hoa cài áo giá rẻ đẹp chỉ 5k/bông

Với bàn tay khéo léo của Hoa đăng Đức Lương, mang đến cho bạn những bông hồng cài áo nhỏ xinh rực rỡ và chứa đựng sự chân thành trang trọng trong các dịp đặc biệt mà bạn cần. Không chỉ là sản phẩm hoa hồng cài áo cho ngày lễ Vu Lan mà bạn có thể linh động sử dụng trong các dịp lễ quan trọng như dành cho đại biểu trong các hội nghị, cài áo cho học sinh trong ngày lễ khai trường, hoa cài áo cho thầy cô ngày 20/11, hoa cài áo cho quý khách trong các bữa tiệc tri ân trang trọng …cũng rất là phù hợp.
Qua nhiều năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.

Lễ Vu Lan là gì? Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên.

Vốn là một tu sĩ khác đạo, Mục Liên đã quy y và trở thành một đệ tử lớn của Phật, và được liệt vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, Mục Liên nhớ về mẫu thân, bèn dùng huệ nhãn nhìn xuống cõi khổ và thấy mẹ mình bị đọa vào kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nơi địa ngục A Tì.
Nhìn mẹ thân hình tiều tụy, đói không được ăn, khát không được uống, Mục Liên vận dụng phép thần thông đến với mẹ và dâng cơm cho mẹ ăn. Nhưng ác nghiệt làm sao, những hạt cơm cứ gần tới miệng mẹ thì bỗng hóa thành lửa. Không có cách nào khác, Mục Liên trở về bạch chuyện Ðức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ.
Phật cho Mục Liên biết vì nghiệp chướng của các kiếp trước mà mẹ ông phải sinh vào nơi ác đạo làm loài ngạ quỷ. Phật dạy, một mình Mục Liên thì vô phương cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nơi, đồng tâm hiệp ý cầu xin cứu rỗi mới được.
Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về, đặc biệt là các vị đã đạt được sáu phép thần thông, nhờ công đức cầu nguyện của các vị này thì vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo.
Phật lại dạy Mục Liên sắm đủ các món thức thức thời trân, hương dâu đèn nến, giường chõng chiếu gối, chăn màn quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay… dâng cúng các vị chư tăng. Vào đúng dịp Rằm tháng 7, lập trai đàn để cầu nguyện. Trước khi thọ thực, các vị chư tăng sẽ chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát…
Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sinh về cảnh giới lành.
Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.

Bông hồng cài trên ngực áo

Những ngày tháng Bảy âm lịch, nhà lại nhà, trên khắp nước Việt mình đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu.
Tới ngày Rằm tháng Bảy, các Bà, các Mẹ, các Chị dù bận đến đâu cũng cẩn trọng sắp mâm cỗ đầy, thành kính dâng tặng tổ tiên, ban cho chúng sinh và chuyển đi thông điệp nhân văn của cuộc sống: Hãy nghĩ về Mẹ – Cha, mở lòng với đồng loại để thương yêu nhau nhiều hơn.
Những ngày này, bạn sẽ không lạ khi chứng kiến những hình ảnh đầy xúc động: dù già hay trẻ, trai hay gái dự lễ Vu Lan đều thành kính và ngập trong cảm xúc khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo.

Bông hồng cài áo và mùa Vu Lan báo hiếu

Nghi thức Bông hồng cài áo theo Giáo sư -Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.

Ý nghĩa bông hoa cài trên ngực áo

Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm. Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.
Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ. Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời…
Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành. Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.

Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Vu Lan là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Lễ này trùng với ngày Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Tục truyền, vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế thờ cúng.
Nhất là với người trẻ chúng ta khi nhớ về Mẹ – Cha, bậc sinh thành yêu quý mà trong nhịp thở gấp gáp của cuộc sống hiện đại, ai đó đã có phút sao nhãng, lãng quên. Mùa báo hiếu tháng 7 Âm lịch cũng là dịp để ta sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới những số phận nghèo khó, không may mắn xung quanh mình.
Ta hành động để thấy lòng nhẹ bẫng, vui vẻ và thanh thản, hành động để thấu được triết lí giản đơn mà sâu xa của Phật giáo ấy là “Từ, bi, hỷ, xả” hay “vô ngã, vị tha”, cũng là tiếp bước dòng chủ lưu của đạo lý dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Bạn có thể chọn một bông hoa cài lên ngực áo hoặc không trong ngày lễ Vu Lan, nhưng nghĩ về ngày này với ý nghĩa nhân bản, âu cũng là cách để bạn tri ân cuộc sống tươi đẹp này.

Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.
Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn. Đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì…đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai.
Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.
Do vậy, dù hòa mình trong ngày Vu Lan thắng hội nhưng nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.
Bạn cần mua hoa cài áo sự kiện, bông hồng cài áo cho ngày lễ Vu Lan thêm trang trọng hãy liên hệ với Hoa đăng Đức Lương ngay hôm nay nhé. Vui lòng đặt hàng sớm.