Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Mút xốp tấm màu trắng 50*100cm

Mô tả

Mút xốp tấm trắng dùng để làm hộp quà trang trí cho Noel, làm mô hình, thủ công….
Kích thước và giá:
  • 50×100 dày 08 mm: giá 12k/ tấm
  • 50×100 dày 16 mm cm: giá 20k/ tấm
  • 50×100 dày 25 mm: giá 25k/ tấm
  • 50×100 dày 40 mm: giá 35k/tấm
  • 50×100 dày 90 mm: giá 70k/ tấm
Sản phẩm mút xốp tấm thường được dùng làm mô hình cho các công ty quảng cáo. Xốp có nhiều kích thước lớn.
Bao bì điện tử, sanh sứ thủy tinh, râu quả, thủy hải sản và bao bì thùng xốp chống va đập.
Mốp xốp EPS dạng tấm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng lót hay ốp tường có công dụng cách âm cách nhiệt tốt.

Dùng cách nhiệt nền kho lạnh, hầm đông, hầm nước đá, các loại ống bảo ôn.
Gia công sản xuất tấm 3D dùng trong xây dựng, nhà ở dạng biệt thự hay cao tầng thay thế cho vật liệu triền thống vì nó có ưu điểm là vật liệu nhẹ & có tính năng cách nhiệt tốt nên tiết kiệm được chi phí điện năng sinh hoạt.
Dùng trong tàu, xe có trang bị thiết bị bảo ôn ( đông lạnh) kho lạnh, kho chứa hàng.
Phương pháp thi công đơn giản, tiện lợi mang lại hiểu quả cao, mút xốp tấm đã được các nhà thầu công ty xây dựng, chọn làm giải pháp chống nóng cho mái tole, vách tole của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tòa cao ốc, khách sạn,.. dùng để cách nhiệt & cách âm, áp dụng trong điều hòa trung tâm của các công trình điện lạnh,..Sản phẩm mút xốp tấm của Đức Lương cung cấp được nhập từ nhà sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành lại phải chăng.

Xốp EPS là gì?

Xốp EPS là dạng nhựa Polystyrene giãn nở, được sản xuất dưới dạng hạt có chứa chất khí Bentan (C5H12) khí dễ cháy. Các hạt EPS có thành phần tổng hợp từ 90 – 95% Polystyrene và 5 – 10% chất tạo khí như pentane hay carbon dioxide. Qua quá trình xử lý, hạt EPS nở to tăng kích thước kết dính với nhau, và khi đưa vào sản xuất sẽ được định hình thành các sản phẩm theo yêu cầu và mục đích sử dụng của Khách Hàng.
xop-eps
*** Qui trình sản xuất Xốp EPS : Hạt EPS nguyên sinh được kích nở thông qua nhiệt độ 90C kích nở từ 20 đến 50 lần. Tiếp theo cho vào khuôn (block) gia nhiệt ( 100ºC) với thời gian thích hợp cho ra sản phẩm Xốp – nhựa EPS còn gọi là Xốp EPS.
– Sản phẩm Xốp EPS định hình từ hạt được kích nở nên trong thể tích M3 chứa từ 3,000,000 đến 6,000,000 hạt nhỏ kết dính dạng tổ ong kín mạch, trong mỗi tế bào hạt nhỏ sau khi nở chứa bên trong 98 % là không khí, là sản phẩm có ưu điểm về tính năng bảo ôn, cách âm, cách nhiệt.


Ưu điểm của Xốp EPS

– Độ bền cao, không chịu tác động của ẩm mốc, nhiệt độ và bụi bẩn: bảo vệ rất tốt các sản phẩm trong quá trình lưu kho, vận chuyển.
– Hấp thu xung động và chịu được lực nén tốt: rất hiệu quả khi dung làm bao bì bảo vệ các hàng hóa, thiết bị điện tử, vật liệu dễ vỡ, dễ trầy xước…
– Cách nhiệt, cách âm: Xốp EPS giúp giữ thực phẩm được tươi sống, tránh bị ngưng tụ. Đảm bảo các thực phẩm như hải sản, rau quả … được phân phối, vận chuyển một cách an toàn mà vẫn đảm bảo được độ tươi và hình dạng vốn có.
– Trọng lượng nhẹ: với tỷ lệ 98% là khí, Xốp EPS được xem là bao bì khá là nhẹ từ trước tới nay.
– Tính linh hoạt cao, đa dụng, đa năng: hiện nay với sự hỗ trợ kỹ thuật cao của máy tính mà Xốp EPS được thiết kế theo yêu cầu của đơn đặt hàng và mục đích sử dụng của Khách Hàng.

Công năng sử dụng của Xốp EPS


– Với các đặc tính nổi bật và chi phí sử dụng thấp, Xốp EPS đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Cách âm, cách nhiệt, chống nóng, giảm ồn của ngành Xây dựng và Công nghiệp hiện đại, bao bì thực phẩm, dược phẩm; bao bì điện tử, sành sứ thủy tinh, thùng đóng rau quả, thủy hải sản đông lạnh và bao bì chống va đập, hàng tiêu dùng, mũ bảo hiểm.
+ Dạng tấm được sử dụng để sản xuất PANEL trong kiến trúc xây dựng lót hay ốp tường, trần và nền kho lạnh, có công dụng cách âm và giữ lạnh tốt. Dùng trong xây dựng nhà ở dạng biệt thự hay cao tầng, nâng nền thay thế cho vật liệu truyền thống vì nó có ưu điểm là vật liệu nhẹ, có tính năng cách nhiệt và chịu nén tốt nên tiết kiệm được chi phí.
Liên hệ mua sỉ, lẻ tại Đức Lương ngay hôm nay!

Cúng dường an cư kiết hạ

Căn cứ vào Tỳ Ni Luật Tạng, hàng năm chư Tăng điều phải có ba tháng tập trung một nơi, ở yên tu học, gọi là cấm túc an cư: dừng bước du hóa (cấm túc), ở yên một nơi hay một trú xứ tập trung nào đó gọi là an cư (ở yên). Thế nên, chư Tăng cấm túc an cư mùa Hạ thì gọi là An Cư Kiết Hạ; cấm túc an cư mùa Đông thì gọi là Kiết Đông hay An Cư Kiết Đông.

An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong 3 tháng hạ.

Đây là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Trong 3 tháng ấy Tăng chúng, ni chúng tập hợp tại một ngôi chùa chỉ định để chuyên lo tu học và tinh tấn đạo nghiệp, xây dựng tinh thần lục hòa cộng trụ.
Tương tự, Kiết Thu Đông (giữa hai mùa), Kiết Xuân (cấm túc an cư vào mùa Xuân)… Và như thế, chư Tăng nói chung hay người xuất gia đã thọ Tỳ kheo giới nói riêng , đều lấy việc cấm túc an cư làm quan trọng, vì kết thúc một thời điểm ba tháng tu học như thế, vị Tỳ kheo đó mới được thêm một tuổi đạo. Theo lệ thường, người thế tục lấy Tết tính tuổi đời, còn người tu lấy ngày Tự Tứ sau ba tháng an cư làm tuổi đạo. Luật Tạng đã chế định, người nào xuất gia và thọ giới Tỳ kheo trước thì người đó lớn, bất kẻ tuổi đời. Cho nên thứ bậc lớn nhỏ trong nhà Phật không dựa vào tuổi đời mà phải dựa vào tuổi đạo, chúng ta hay gọi là tuổi Hạ – ai nhiều năm Hạ hơn thì người đó lớn hơn; cũng có thể nói rằng, ai là người thọ giới Tỳ kheo trước thì người đó lớn; người thọ giới Tỳ kheo sau, cho dù tuổi đời lớn hơn bao nhiêu cũng là người có thứ bậc nhỏ. Vì vậy, khi chưa hiểu luật đạo, người đời thường ngạc nhiên khi thấy một vị thầy lớn tuổi mà phải ngồi phía dưới, đứng phía sau…. những thầy Tỳ kheo trẻ, thậm chí tuổi đời của vị thầy trẻ đó chỉ đáng bằng con cháu của những vị thầy cao tuổi. Chính vì những quy định đầy sáng suốt và trí tuệ của Phật nên đã gìn giữ được thể thống uy nghiêm, trật tự và bình đẳng trong sinh hoạt Tăng đoàn. Đó là sự tinh khiết đáng quý trong đời sống giải thoát của người xuất gia học Phật, nhằm phát huy đạo lực tu tập và sự thanh tịnh trong Tăng đoàn.

Dựa vào điều kiện nào để đức Phật hoặc tăng đoàn chọn làm thời điểm an cư?

Thật ra, vào thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã chọn mùa an cư là mùa mưa, không hẳn là mùa Hạ như lịch của Việt Nam hiện giờ. Theo lịch của Ấn Độ thì một năm được chia thành ba mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa nắng kể từ giữa tháng 2 đến tháng 6. Mùa mưa kể từ nửa cuối tháng 6 đến khoảng nửa đầu tháng 10. Mùa lạnh là những tháng còn lại. Truyền thống Phật giáo Nguyên thủy y cứ theo lịch này nên bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina). Nếu an cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà). Còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền An Cư được mà phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu An Cư (Pacchimikàvassà). Truyền thống Phật giáo Bắc truyền, thông thường thì bắt đầu kỳ an cư vào sau lễ Phật đản, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 và kết thúc an cư vào ngày 16 tháng 7. Phật giáo Bắc tông dùng cụm từ An Cư Mùa Hạ (Kiết Hạ An Cư) thay cho cụm từ An Cư Mùa Mưa (Vũ Kỳ An Cư). Sự sai khác về thời gian trong hai truyền thống này là do có sự sai khác về điều kiện thời tiết khí hậu của từng quốc độ. Một số nhà phiên dịch Trung Hoa khi dịch kinh cũng đã dịch Kiết Hạ An Cư thay cho Vũ Kỳ An Cư.
Đức Phật và Tăng đoàn đang đi khất thực
Như vậy, ở Ấn Độ, vào mùa mưa, côn trùng sinh sôi nẩy nở nhiều, chư Tăng đi ra ngoài sẽ giẫm đạp chết côn trùng, vừa tổn lòng từ bi vừa mang nghiệp sát. Để trưởng dưỡng lòng từ, và tránh sự cười chê của người thế tục, đức Phật không cho chư Tăng đi du hóa vào mùa mưa và trở thành truyền thống an cư đến ngày nay; ngoài việc chư Tăng tập trung tu trì nó còn là nền tảng căn bản của người tu tập giải thoát, hoàn thành một sứ mạng thiêng liêng cao cả, là tự độ và độ tha, là hạnh nguyện của mười phương ba đời chư Phật (tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn). Bởi vì, trong những tháng ngày du hóa (ngoài ba tháng an cư), chư Tăng đi rong ruổi khắp nơi, thể lực cũng như nội lực huân tu cũng vơi dần, năng lượng tâm linh trong con người cũng bắt đầu suy giảm, cho nên cần phải có thời gian tịnh tu, ở yên một chỗ, tập trung thiền định, và có cơ hội học tập lẫn nhau, ôn tầm lời đức Phật dạy, là tinh hoa trí tuệ, nhằm phục hồi và phát huy nội lực sau mùa an cư. Vả lại, mùa mưa gió rất khó khăn và hạn chế trong việc đi khất thực và hoằng hóa, nên đức Phật tạo điều kiện tốt cho chư Tăng ở yên một chỗ, lo đời sống tâm linh, hoàn thiện về đạo đức và trí tuệ cho Tăng đoàn, đồng thời khuyến hóa những cư sĩ tại gia phát tâm cúng dường, hỗ trợ cho chư Tăng tu học, là ruộng phước lớn lao cho hàng cư sĩ tại gia gieo trồng.
Căn cứ vào những điều vừa nêu, thì mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng Việt Nam là tuân theo luật Phật chế, nhưng thời gian thì không hoàn toàn giống như đức Phật an cư khi Ngài còn tại thế. Tùy vào điều kiện thời tiết từng quốc gia mà mùa an cư có thể huyển chuyển, thay đổi cho thích nghi với việc tu hành của chư Tăng nơi quốc gia đó hay trú xứ đó. Điều chắc chắn là hằng năm mỗi vị Tỳ kheo ít nhất cũng cần có ba tháng Cấm Túc An Cư để ôn tầm kinh luật, nương tựa Tăng thân tu hành, biết nhìn lại mình, đồng thời cũng tích lũy được nội lực vững vàng sau ba tháng nỗ lực cần tu Tam Vô Lậu Học (Giới – Định – Tuệ).
Hình ảnh Chư tôn Thiền đức Tăng, ni kham nhẫn với những khó khăn trong cuộc sống để duy trì lối sống nghiêm tịnh nơi chốn thiền môn. Chư Tăng, ni giữ gìn tịnh giới với truyền thống An cư kiết hạ tốt đẹp nhắc nhở người hộ trì Tam bảo về trách nhiệm ngoại duyên hỗ trợ cho Phật pháp của mình.
Để tranh thủ cho việc tạo phúc đức cho mình, đồng thời thực hiện lời dạy của đức Thế Tôn, trong thời gian này, hàng Phật tử tại gia, nhín ăn bớt mặc, kẻ công người của, tùy theo công sức của mình, hết lòng trợ duyên cho chư Tăng an tâm tu học. Đó là một việc làm thiết thực cho việc hoằng dương chánh pháp; một mặt vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm của Phật tử tại gia đối với Tăng bảo, một mặt là cơ hội tốt cho chúng sanh gieo trồng hạt giống lành vào ruộng phước mầu mở, nền tảng của mọi công đức, là kết quả tốt đẹp cho tự thân mỗi người phát tâm cúng dường được an lạc và hạnh phúc dài lâu.
Vì ý thức trách nhiệm đối với đạo Pháp, vì cảm mến đức độ của Chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng, ni lo tu học trong ba tháng. Vì mong muốn tạo được cơ hội cho chư Phật tử gieo duyên lành với Tam bảo ngỏ hầu tạo chút ít công đức làm tư lương cho con đường hành thiện của mình. Chư Tôn đức Tăng, ni và các thành viên CLB Phật tử Tịnh Thất Từ Tâm mong mỏi nhận được sự ủng hộ, động viên về tinh thần lẫn vật chất cho Phật sự này được thành tựu.
Theo như chương trình, Tịnh Thất Từ Tâm mong nhận được sự ủng hộ tình tài, tịnh vật, các nhu yếu phẩm cúng dường… cho Quý Thầy. Quý Phật tử có thể phát tâm ủng hộ và đăng kí tham gia chương trình, cụ thể như sau:
1/- 140 cái y dâng y cúng dường chư Tăng
2/- 140 phần quà tứ sự (kem đánh răng.dầu gió,khăn lâu mặt,tập ,bút,dao lam…v v.)
3/- 140 phòng bì ( tùy hỷ công đức)
4/- trai phạn (cho chư Tăng dùng cơm trưa)
5/- Hoa, trái cây cúng Phật
Mọi thông tin vui lòng liên hệ với thầy trụ trì Tịnh Thất Từ Tâm theo thông tin bên dưới.
-Thầy Thích Đức Toàn trụ trì Tịnh thất Từ Tâm tọa lạc tại thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
-Số điện thoại: 0382 151 072
Chân thành cảm niệm công đức của Quý Phật tử.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Ý nghĩa của Chuông và trống Bát Nhã - thành tâm tạo chuông phước đức vô lượng


“Tiếng chuông nguyện vang rền các cõi
Núi Thiết Vi tăm tối nghe hay
Âm thanh đời lắng sạch thay
Chúng sanh giác ngộ, tỏ bày an nhiên”
(Thích Nhật Từ dịch)
Trong đạo Phật, tiếng chuông và tiếng trống là hai trong các loại pháp khí đã trở nên quen thuộc, gần gũi với truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng dân tộc của người Việt Nam. Còn từ Bát Nhã tiếng Sanscrit là Prajnà, tiếng Pali là Panna, chữ Hán dịch là Trí tuệ hay Tuệ minh, đó là một loại trí tuệ sáng suốt, thanh tịnh, rỗng lặng, không còn bị chi phối bởi phiền não, ô nhiễm và là trí tuệ đệ nhất.

Tìm hiểu về chuông trống Bát Nhã

Chuông trống Bát Nhã là danh từ dùng để chỉ chuông to, trống lớn, thường chùa có thể xây lầu chuông, gác trống và treo “tả chung, hữu cổ”. Nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống.
Hiểu về hai chữ Bát Nhã trong chuông trống Bát Nhã
Bát-nhã Ba-la-mật đó là mầm mống trí tuệ siêu việt, cao tột, thậm thâm vi diệu, vốn sẵn có trong mỗi chúng ta nhưng vì bị vô minh, ái dục che mờ nên chúng ta không tự biết, vì vậy tiếng chuông, tiếng trống là hai thứ tiếng có sức mạnh thúc giục giúp cho chúng ta khai sáng tiềm lực, mở thông trí tuệ, hiện hữu, không gián đoạn.
Tiếng chuông trống Bát-nhã kêu gọi chúng ta thức tỉnh, thôi thúc chúng ta thắp lên ngọn đuốc trí tuệ soi sáng con đường giải thoát.

Chuông là gì?

Nói về chuông thì đây là một loại pháp khí sử dụng riêng ở đạo Phật, được đúc bằng kim loại, phát ra âm thanh vang rền và thanh thoát, thường gọi là đại hồng chung, hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng.
Trong Phật giáo, chuông được coi là biểu trưng cho trí tuệ, mỗi khi âm thanh huyền diệu ngân vang thì đó chính là lời triệu gọi làm tỉnh giấc bao tâm hồn đang ngủ say trong  lầm mê và thanh lọc bao cõi lòng của người con Phật.
Tiếng chuông vang dứt trừ vọng hoặc nghiệp trần gian, thông suốt khắp mười phương cõi Niết-bàn, thấu đến cõi địa ngục, u đồ chúng sanh khi nghe thấy liền bớt đau khổ và được giải thoát. Tam đường địa ngục, ngã quỷ, súc sanh cùng bát nạn địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sinh lên cõi trời trường thọ, sinh ở uất đan việt, đuôi diếc câm ngọng, thế trí biện thông, sinh trước Phật và sau Phật đặng tiêu tan. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân, si mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Trống là gì?

Nói về trống (trống đại) thì đây là một trong những loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi  thường làm bằng đá, cây, đồng,… Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà nó có công năng khác nhau nhưng riêng ở Phật giáo tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp và là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh và đây cũng chính là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, chia sẽ,… Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.

Ý nghĩa của chuông trống Bát Nhã

Tiếng chuông vang vọng, tiếng trống giục giã đã đánh động biết bao tâm hồn kẻ si mê và khai sáng trí tuệ.
Một khi trí tuệ và chánh pháp hòa vào nhau thì sẽ tạo âm vang vào lòng người, đánh động lương tri, khơi dậy thiện căn và cũng là ngọn nến thắp sáng lên bóng tối vô minh. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ được mở thông, sanh trí huệ chăm bón cho hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.

Chuông trống Bát Nhã thường được sử dụng vào dịp nào?

Chuông trống Bát Nhã thường được sử dụng vào những ngày lễ lớn trong năm, ngày sám hối, khóa tu, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh, riêng ở xã hội phong kiến, chuông trống bát nhã còn được đánh để cung đón vua đến viếng chùa.
Mang công dụng cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh, cung nghinh chư Tôn thiền Đức quang lâm và đồng thời báo hiệu quý nam nữ Phật tử tập trung về chánh điện, giảng đường,… nhiếp tâm về với chánh niệm. Đây là một nghi thức hành lễ Phật giáo của Trung Hoa du nhập sang Việt Nam.

Cách đánh chuông trống Bát Nhã theo hai miền Nam Bắc

Chuông trống Bát nhã còn là cụm từ dùng để chỉ cách đánh chuông và trống theo bài kệ “Bát Nhã Hội” (theo miền bắc) hoặc “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa” (theo miền nam), về cách đánh thì có sự phân biệt giữa các miền, tuy không thống nhất bằng một cách đánh nhưng nó vẫn cùng mang chung một ý nghĩa đó là cảnh tỉnh mọi người.
Tiếng chuông hay tiếng trống đó đều là loại pháp khí mang ý nghĩa sâu sắc trong sự tồn tại và phát triển của Phật giáo và mang ý nghĩa tâm linh trong tâm hồn những ai là người con Phật. Hồi chuông, hồi trống vang lên còn ngầm có ý nghĩa là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành tìm về nẻo giác.
Vì thế chuông trống bát nhã rất quan trọng trong thiền môn mỗi khi ngân vang đó còn là lời nhắc nhở cho chúng ta trang bị hành trang trí huệ trên lộ trình giải thoát.
Cổ Đức dạy rằng.
“ Xây Chùa ,Tạo Tượng ,Đúc Chuông
Trong ba việc ấy thập phương nên làm”
Tịnh Thất Từ Tâm tại Ninh Thuận hiện đang kêu gọi Phật tử gần xa hùn phước đúc Đại Hồng Chung và Trống Bát Nhã.
với tâm nguyện Đúc Đại Hồng Chung, để đáp ứng nhu cầu tu học của bổn tự, cầu nguyện Quốc Thái Dân An Thiên Hạ Thái Bình, Chúng Sanh An Lạc, kẻ âm được siêu thoát, người dương được hưởng thái bình. Tịnh Thất Từ Tâm nguyện Đúc Đại Hồng Chung bằng đồng trọng lượng 300kg và Trống Bát Nhã với kinh phí 155.000.000 ( triệu đồng).
Xét nghĩ đây là một Phật sự to lớn cần sự góp sức của nhiều người
“ Một cây làm chăng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nay Tịnh Thất Từ Tâm xin kêu gọi toàn thể quý vị Phật tử gần xa phát tâm góp phước cúng dường để phật sự Đúc Đại Hồng Chung sớm được thành tựu. Nguyện cầu hồng ân tam bảo chứng minh công đức quý vị và hồi hướng công đức này của quý vị cho Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sanh về cõi tịnh, và xin nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho gia đình quý vị thân tâm thường an lạc,đạo tâm kiên cố,vạn sự kiết tường như ý.
Bắt đầu kêu gọi và tiếp nhận ngày 24/3/2019 nhằm ngày 19/2 âm lịch năm kỷ hợi
Sau khi hoàn thành đã đưa về ngôi tam bảo, tọa lạc TỊNH THẤT TỪ TÂM thôn Ninh Quý 3, xã Phước sơn, Huyện Ninh Phước,Tỉnh Ninh Thuận.
Anh chị phát tâm cúng dường vui lòng liên hệ với thầy trụ trì theo thông tin bên dưới.
-Thầy Thích Đức Toàn trụ trì Tịnh thất Từ Tâm tọa lạc tại thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
-Số điện thoại: 0382 151 072 (Viber).
-Ngân hàng AriGbank
Nguyễn quang khải, số tk 4902205060009
chi nhánh phan rang, ninh thuận
-ngân hàng vietcombank
nguyễn quang khải, số tk 0561000394979
chi nhánh lâm đồng.
Vui lòng ghi rõ nội dung đóng góp.
Nguyện cầu hồng ân tam bảo chứng minh công đức quý vị và hồi hướng công đức này của quý vị cho Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sanh về cõi tịnh, và xin nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho gia đình quý vị thân tâm thường an lạc, đạo tâm kiên cố, vạn sự kiết tường như ý.

Truyện độ ta không độ nàng toàn tập - Hàng Long La Hán và Liễu Hạnh Thánh Mẫu truyện

Độ ta không độ nàng vì sao?

Trước kia có một quận chúa, nhà của nàng nằm ở gần một ngôi chùa. Khi còn bé nàng thường theo cha đến chùa Lễ Phật.
Một lần chơi quanh chùa nàng không may ngã xuống ao nước của chùa gần chết đuối, may sao lúc đó một chú tiểu đang quét sân chùa thấy được đã tới cứu.
Từ đó, nàng đã quen thân với chú tiểu ấy và hứa với chú tiểu là lớn lên sẽ lấy chàng để báo đáp ơn cứu mạng, chú tiểu còn nhỏ chưa hiểu gì nhiều về chuyện thành thân nên để chiều lòng quận chúa ngày nào cũng đòi hứa với nàng chuyên này, chàng đã cười gật đầu.
Mỗi ngày nàng đều đến chơi với vị tiểu hòa thượng đó, còn đem theo đồ ăn ngon cho chàng. Tiểu hòa thượng tay cầm mõ, dáng vẻ rất ngại ngùng và cẩn thận dè dặt.
Thứ mà tiểu hòa thượng thích ăn nhất là kẹo hồ lô, tuy chàng chưa từng nói về điều đó, nhưng mỗi lần đến chơi với chàng, quận chúa đều đem cho chàng một xiên kẹo hồ lô.
Cứ như thế, 6 năm trôi qua, tiểu hòa thượng khi này đã là một hòa thượng đĩnh đạc uy nghiêm, tu vi càng ngày càng cao, am hiểu nhiều thư sách kinh kệ và võ công thiếu lâm cũng xuất thần, còn nàng quận chúa cũng là một thiếu nữ xinh đẹp mỹ miều.
Một ngày nọ, cha của nàng đến tìm sư phụ của tiểu hòa thượng với nét mặt đầy lo lắng. Quận chúa cũng có vẻ rất kì lạ, không còn cười cũng không còn ầm ĩ huyên náo nữa.Tiểu hòa thượng cảm thấy thật khó hiểu.
Quận chúa hỏi: “Tiểu hòa thượng, ngươi có thích ta không?”
Tiểu hòa thượng im lặng.
Quận chúa lại hỏi: “Tiểu hòa thượng, vậy còn lời hứa năm xưa thì sao? Ngươi đã đồng ý lớn lên sẽ thành thân với ta mà”
Tiểu hòa thượng đáp lời: “A Di Đà Phật! Xin quận chúa thứ lỗi, người xuất gia không thể nạp thê thiếp”
Quận chúa nghẹn ngào nói: “Ta hiểu rồi”.
Lúc đó cha nàng trở ra, dự định dẫn nàng đi. Nàng một mực không đi, nhất quyết ở lại bên Tiểu hòa thượng.
Tiểu hòa thượng lại nói rằng “Nam nữ cách biệt, Quận chúa xin người hãy về nhà đi”.
Quận chúa hướng về phía tiểu hòa thượng hét to: “Ta thích ngươi”
Tiểu hòa thượng im lặng và đi về phòng mình.
Sau đó quận chúa không còn đến chùa nữa. Ngày thứ hai, ngày thứ ba rồi ngày thứ tư,…trôi qua cũng không thấy bóng dáng nàng. Còn tiểu hòa thượng tu vi ngày càng cao.

Bi kịch luân hồi

Cho tới một ngày nọ khi chàng đang chuẩn bị thuyết Pháp thì bỗng nghe một tin dữ – Quận chúa đã mất. Nàng toàn thân mặc giá y đỏ thẫm, treo cổ tự tử mà chết.
Thì ra, lúc đầu có một vị hoàng tử tâm địa xấu xa đã nhắm trúng nàng, muốn cưỡng hôn ép nàng làm thiếp. Nhưng nàng không bằng lòng, cha của nàng cũng vì hạnh phúc của con gái liền đi cầu xin sư phụ của chàng thương xót mà thành toàn cho hạnh phúc của con gái.
Thế nhưng sư phụ của tiểu hòa thượng cho biết rằng chàng là hiện thân sống của Phật, nên khó có thể vì chuyện nữ nhi mà bỏ lỡ tu hành.
Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia đã uống rượu say và tìm đến phòng nàng, muốn cùng nàng động phòng trước. Hắn ta đã cưỡng ép và chiếm đoạt đi sự trong trắng của nàng.
Nhìn thi thể của nàng trong bộ váy xuất giá, đầu đội khăn hỷ đều màu đỏ, tiểu hòa thượng bật thốt lên rằng: “Nếu Phật đã không thể độ nàng, vậy ta sẽ thành ma để chở che cho nàng”. Ngày hôm sau, chàng liền tìm đến vị hoàng tử đã bức chết Quận chúa, với tu vi cao thâm của chàng việc tìm được và giết hắn là một chuyện không mấy khó khăn, chỉ một kiếm xuyên cổ, hắn đã lìa đời.
Sau khi đoạt mạng hoàng tử đó cũng chính là thái tử, chàng chính thức xa rời chính đạo. Vì ngày nhớ đêm mong cùng với sự cám dỗ của thế lực tà linh chàng đã chọn sống cuộc đời ẩn dật. Trong một lần ngồi thiền, chàng vì mải nghĩ về chuyện xưa, về những kỷ niệm thơ ấu với nàng và tự trách mình thất hứa khiến nàng phải chết đã làm cho chàng bị tẩu hỏa nhập ma và qua đời.
Vì giữ trong lòng nhiều uất hận nên linh hồn của chàng đã lạc vào ma đạo. Tuy nhiên nhờ thọ bẩm quyền năng chánh pháp trước đó, nên chẳng mấy chốc chàng có được sức mạnh khuynh đảo đất trời. Chàng quyết định một lần xuống tận địa ngục, náo loạn âm giới để tìm cho ra tung tích đầu thai của nàng.
Đoán biết có kẻ náo loạn chốn âm ty, Địa tạng Vương Bồ Tát đã không ghi tên nàng trong sách sinh tử, mà lặng thầm cử linh thú của ngài là Thính Thế đưa nàng thoát khỏi âm ty để lánh nạn. Cầm theo “hồi ức phù” là đạo phù nàng sẽ cần dùng đến trong trận chiến chánh tà của 18 năm sau.
Bất lực vì không tìm kiếm được nàng, chàng càng điên loạn đập phá chốn âm giới. Thả ác ma bị giam nhốt, đe dọa Hắc Bạch vô thường…Sau cùng nhận được lời nhắn của Địa tạng Vương, 18 năm sau trên trần gian sẽ gặp lại nàng. Nên chàng quyết định rút lui ẩn dật chờ ngày gặp lại người thương.
18 năm sau, oan trái thay nàng trở thành môn hạ của Trường Lưu Sơn – là danh môn chánh phái trong tam giới. Khi gặp lại nàng, tình cảm trỗi dậy. Nhưng đáng tiếc lúc này chàng đã trở thành đại giáo chủ uy phong, thống lĩnh ma giới. Còn nàng thì lại thuộc về chánh phái. Cuộc chiến chánh tà khiến mối tình ngày càng oan nghiệt. Kẻ đau thương người day dứt. Chàng thề bảo vệ nàng, còn nàng thi khao khát một ngày chàng quay đầu trở về đường chính.
Trên đỉnh tuyết sơn, trận chiến chánh tà đã diễn ra. Chánh phái lập “vạn tiên trận”, nhốt chàng và các thân tín. Lúc này chưởng môn Thanh vân môn là Thiên Thành Tử đã vận dụng tru tiên kiếm tung đòn chí mạng với mục đích đoạt mạng chàng. Nhận biết chuyện xảy ra, nàng cay đắng dùng “hồi ức phù” mà Địa tạng Vương đã tặng, cộng với hồn phách của bản thân tạo thành khiên chắn bảo vệ chàng khi tru tiên kiếm phóng tới.
Uy lực tru tiên kiếm quá mạnh đã phá hủy đạo phù và đánh tan hồn phách của nàng, khiến nàng vạn kiếp không thể siêu thoát. Trong giây phút sinh tử cận kề, giọt nước mắt của nàng đã rơi xuống và đọng lại trên tay chàng. Nhìn người mình yêu thương một lần nữa vong mạng, lòng hận thù của chàng bỗng dưng vụt tắt. Chàng nhận ra rằng: “Trả thù rồi thì sao chứ? Ta và nàng dù gặp mặt cũng mãi mãi không thể chung bước. Đời vô thường, chỉ một cái quay lưng là mãi mãi lạc mất nhau.”
Lời kinh năm xưa vang vọng trong chàng khi tâm ma đã bị triệt tiêu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”. Khiến chàng bừng tỉnh, và quyết tâm phải tu đắc để một ngày nào đó có thể quay lại cứu lấy nàng. Âu cũng là kiếp nạn cuối để chàng có thể đắc đạt Niết Bàn.
Sau khi nàng hồn siêu phách tán vì đỡ Tru Tiên Kiếm. Chàng quyết tâm tu tập để nâng cao tu vi hầu tìm cách thu hồi hồn phách của nàng để cải tử hoàn sinh.
Thấm thoát đã 500 năm trôi qua, đạo hạnh và tu vi của chàng ngày càng cao thâm hơn nữa, Niết Bàn đã cận kề. Chàng cũng đã triệu tập đủ thập nhị thần khí để mở ra sức mạnh Hồng Hoang, hầu mượn sức mạnh này để dịch chuyển thời gian, quay về quá khứ, với mong muốn về lại khoảnh khắc khi Tru Tiên Kiếm phóng tới sẽ kịp thời thu gom hồn phách của nàng.
Sức mạnh Hồng Hoang là sức mạnh thượng cổ, những ai có thể lấy được nó thì có thể thống nhất Tam Giới, định được Càn Khôn. Vì thế mà nó cũng sẽ thu hút không ít yêu ma, quỷ thần trong các cõi dòm ngó. Ma Vương cũng đã lên kế hoạch cướp lấy sức mạnh này. Để thực hiện ý đồ hồi sinh Thiên Ma, là những kẻ luôn tìm cách muốn trả thù Đức Phật.
Ngày chàng sử dụng mười hai thần khí để mở cánh cửa luân hồi trở về quá khứ thì vô tình đã bị Ma vương dùng phép thuật cướp lấy chân nguyên của nàng và dùng Ngọc Thần Định Hải giam nhốt nàng dưới đáy đại dương. Với ý định sai khiến chàng sử dụng sức mạnh Hồng Hoang để thực hiện ý định triệu hồi Thiên Ma.
Một lần nữa, kế hoạch cứu nàng bị gián đoạn, lần này chàng quyết định không nhờ đến chư thiên, thần Phật mà tự mình xuống dưới đáy đại dương để phá hủy Ngọc Thần Định Hải nhằm cứu thoát nàng. Chàng đau buồn ngước mặt lên trời mà thốt lên: “Tại sao, tại sao…số kiếp của nàng lại phải gánh chịu nhiều những đau thương cùng cực như thế này? Nếu trời đất, vận mệnh đã không độ nàng, thì chính ta sẽ độ nàng thoát kiếp nạn này.?
Phá hủy Ngọc Thần Định Hải, chàng đã có một trận chiến thư hùng với Ma Vương. Sau cùng chàng đã hàng phục và đoạt được chân nguyên của nàng. Tuy nhiên, trong quá trình giao chiến do sức mạnh của Hồng Hoang quá lớn đã làm tổn thương chân nguyên của nàng, khiến dù cứu được nàng nhưng hồn phách không hòa hợp được như xưa. “Vãng sanh chú” cũng mất tác dụng.

Hàng Long La Hán và Liễu Hạnh Thánh Mẫu cứu giúp Tam Giới

Chàng tìm đến Tiên Sơn để mượn Vô tự thiên thư với mong muốn tìm lời giải đáp. Vô tự Thiên Thư cũng không cho chàng câu trả lời thỏa đáng. Có lẽ không ai trong Tam giới có thể cứu được nàng ngoại trừ Đức Thế Tôn – Như Lai.
Chàng đau buồn, trở về Linh Sơn để xin lời dạy của Phật Tổ với mong muốn cứu sống được hồn phách của nàng.
Khi đó Như Lai hỏi Chàng: “Con có chấp nhận mất Kim Thân và 500 năm tu vi để hồi sinh cô ấy không?”
Ngài nói thêm: “Hãy nhớ rằng, nếu mất Kim Thân thì con sẽ không còn cốt Phật nữa mà trở thành người phàm hoàn toàn. Khi đó sẽ chịu sự chi phối của sanh – lão – bệnh – tử trong nhân gian”.
Chàng không chút do dự mà đồng ý ngay. Chính lúc này, kim thân của chàng đã cùng với sức mạnh Hồng Hoang mà chàng đã có được kết hợp lại làm một. Đức Phật mỉm cười và giúp chàng chuyển hóa sức mạnh ấy trở thành nguyên thần và hồi sinh nàng.
Từ đó, cả hai đã hoàn toàn trở về với xác phàm, chàng vui sướng khi ở cạnh nàng và nói với nàng rằng: “Ta cũng thích nàng, ta sẽ giữ lời hứa năm xưa, sẽ thành thân với nàng”.
Chàng và nàng đã trở về xác phàm và sống với nhau hạnh phúc. Vì mang lấy xác phàm nên cả hai chịu sự chi phối của sanh – lão – bệnh – tử. Nên ba năm sau, khi nơi họ sống gặp trận đại dịch, nàng không may mắc phải, lâm vào bệnh nặng và qua đời. Cơn đại dịch bùng phát kéo dài, chàng vì phần thương nhớ nàng vì phần cũng mắc bệnh nên qua đời không lâu sau.
Linh hồn của cả hai đã gặp nhau tại sông Vong Xuyên, tại đây dường như hai người đã giác ngộ. Vì bi ái như gió thoảng mây trôi, đời người mong manh vô thường. Nên họ không còn mãi chấp mê bất ngộ nữa.
Đức Phật trên cao thấu hiểu và nở nụ cười từ bi. Lời khuyên của người vang xuống tới sông Vong Xuyên. “Nếu cả hai con đều đã giác ngộ, thì hãy chăm chỉ tu tập, từ bỏ chấp niệm mà tu thành chánh quả”
Sau khi cả hai tu tập tích lũy công đức, chàng trở thành Hàng Long La Hán có thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. Còn nàng thì trở thành Liễu Hạnh Thánh Mẫu.
Cả hai bay tới Linh Sơn để nhận sắc chỉ của Như Lai. Tại đây, chàng cũng nêu thắc mắc với Như Lai về mối tình của mình. “Thưa Đức Thế Tôn, người có thể cho con biết tại sao mối tình của chúng con lại oan trái như thế không?”
Như Lai nhìn cả hai và nở nụ cười. Sau đó cất tiếng nói:
“Vạn sự trên thế gian này, đều không thể thoát khỏi nhân quả tuần hoàn. Con chính là hiện thân của Nan Đề Mật Đa La tôn giả, là một trong 18 đệ tử của ta. Vì thế gian rơi vào cảnh mạt pháp mà phải tái sinh để bảo vệ chính đạo.
Ở kiếp thứ 400 của con, con đã gieo duyên cứu sống một cây liễu nhỏ mọc bên đường. Thực chất cây liễu đó chính là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, do phạm lỗi Thiên Đình nên bị phạt đày xuống trần gian làm cây liễu nhỏ. Vì ở trên vùng đất oán khí cây cỏ héo úa, nên cây liễu cũng gần chết khô, cho tới khi được con cứu sống. Cảm kích ơn cứu mạng, cây liễu đó đã ngày đêm tu luyện mong được trả lại ân tình này.
Cho đến kiếp thứ 432 của con, khi con đạt đến cảnh giới thiền và đang nhập định dưới gốc cây liệu này. Thì chẳng may nơi ấy xuất hiện trận lốc xoáy dữ dội. Liễu cô nương đã dùng toàn bộ pháp lực yếu ớt của mình để bảo vệ cho con. Vì đạo hạnh còn thấp nên cô ấy đã hi sinh chân nguyên của mình nhằm cứu lấy thân xác của con. Như thế, nàng cũng đã gieo một nhân duyên với con, cho nên con và nàng phải trả cho hết nhân duyên ấy trước khi con có thể nhập Niết Bàn.
Do có công bảo vệ La Hán tu hành nên nàng ấy đã được Thiên Đình giảm tội, chuyển kiếp cho đầu thai thành Quận chúa trong hoàng tộc và gặp gỡ con như con đã biết.”
Chàng suy tư và trả lời: “Thưa Đức Thế Tôn, nếu chỉ là một ân tình cứu mạng thì chỉ một kiếp đã có thể trả hết rồi? Sao lại có thể kéo dài duyên nghiệp của chúng con tận vài trăm năm?”
Phật ôn tồn đáp lời chàng: “Bắt đầu từ đâu thì kết thúc ở đó, duyên đã gieo nơi trần thế thì trước khi con đạt Niết Bàn con cũng phải trả nợ cho cô ấy ngay tại trần thế. Nhưng vì ta và Thiên Đình biết 500 năm sau Tam Giới sẽ gặp nạn, và cần có người đủ mạnh mẽ để cứu được Tam Giới.
Sức mạnh vĩ đại nhất của nhân gian chính là Tình Yêu. Khi đạt đến trạng thái sẵn sàng hi sinh cả tính mạng vì người mình yêu thì khi đó người ấy sẽ có thể hấp thụ được sức mạnh của vũ trụ bao la mà chống lại sự tuyệt tình máu lạnh của Thiên Ma.”
Được Thế Tôn giải đáp, chàng và nàng đã hiểu, lạy tạ Đức Phật, nhận sắc chỉ mà lui. Mãi về sau, Hàng Long La Hán và Liễu Hạnh Thánh mẫu vẫn còn thường hiện thân xuống trần gian làm nhiều việc cứu nhân độ thế cho tới ngày nay.

“Tự thân nàng hãy cứu độ nàng”

Phật ngự toà uy nghi quá
Cứu giúp nhân sinh khổ nạn
Đời người còn si, dục, tham
Cứ mãi không buông xác phàm
Vào chùa tịnh tâm hỡi nàng
Bồ đề xin kết thiện duyên
Kệ kinh ngày đêm gìn giữ
Lòng ta nguyện hướng Thế Tôn

Cõi đời này mông lung quá
Ái ố chi thêm đoạ đày
Lòng này bám chấp vì đâu
Muốn thoát xin hãy quay đầu
Nguyện lòng nương theo Đức Phật
Giữ gìn manh áo cà sa
Tự thân nàng hãy cứu độ nàng

Tự mình soi gương phản chiếu
Sẽ thấy ngay nơi trở về
Phật độ khắp chốn trần gian
Cứu giúp ta khỏi cõi tạm
Trở về tịnh tâm Niết Bàn
Hồng trần bụi rửa đoạn qua
Mắt từ bi nhìn nhau
Sầu đau rồi cũng sẽ qua

Tự mình tu không thối chuyển
Chớ để hoen ố cửa thiền
Ngàn vạn duyên kiếp lầm than
Chớ trách chi thêm sai loạn
Lạy Phật xin tu kiếp này
Bồ đề nương náu từ đây
Nàng ơi đời tu không đợi người

Này người đời xin hãy nhớ
Hãy giữ chân nguyện của mình
Cuộc đời nay mai hợp tan
Tiếng mõ câu kinh chớ loạn
Bồ đề chuyên tâm hỡi nàng
Hồng trần thoáng chốc rồi qua
Oán tình xin đừng tiếp
Phàm trần này đâu mãi đâu

Nguyện thầm tay chuông tay mõ
Phá nát si mê cõi đời
Hỉ nộ ái ố sẽ qua
Cố tĩnh tâm hơn nhé nàng
Lạy Phật con xin kiếp này
Ngày ngày chánh pháp tịnh tu
Tự thân nàng ơi hãy độ nàng”

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Hoa cài áo - Bông hồng cài áo giá rẻ - hoa cài áo lễ Vu Lan - đủ màu hồng, trắng, đỏ

Ai cũng biết, mùa lễ Vu Lan có phong tục bông hồng cài áo để bày tỏ hiếu kính với cha mẹ, dù cho cha mẹ vẫn còn hay đã khuất. Nhưng ít ai biết rằng, bông hồng cài áo ngày lễ Vu Lan có tới 4 sắc màu: Đỏ, hồng, trắng, vàng. Vậy ý nghĩa của từng màu hoa cài áo lễ Vu Lan ấy là gì?

Nghi thức bông hồng cài áo mùa lễ Vu Lan có từ bao giờ?

Lễ Vu Lan báo hiếu trước đây tổ chức ngày 14 - 15 của tháng 7 âm lịch, nhưng ngày nay đã thành một lễ lớn, nhiều nơi đã làm thành mùa lễ Vu Lan báo hiếu kéo dài trong một tháng.
Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan xuất phát từ một phong tục của người Nhật được hoà thượng Thích Nhất Hạnh đưa về nước từ những năm 1960. Vì đây là một phong tục đẹp, nên dần dần người Việt học theo, làm theo trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu.
Trong phong tục của người Nhật, bông hoa hồng tượng trưng cho niềm hạnh phúc. Khi du nhập vào Việt Nam, vào mùa Vu Lan báo hiếu, người ta cài những bông hồng lên ngực để tỏ lòng tôn kính, mến yêu cha mẹ.
Cụ thể hơn, nghi thức bông hồng cài áo xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962.

Ý nghĩa bông hồng cài áo lễ Vu lan

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt Nam cứ đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ - Cha.
Ban đầu người ta chỉ dùng bông hồng đỏ tươi nhưng sau này nhiều nơi phân chia ra thành những bông hồng có màu sắc khác nhau. Người nào con đủ cả cha mẹ thì cài bông hồng đỏ tươi, người nào chỉ còn cha hoặc mẹ thì cài bông hồng màu nhạt hơn chút, người nào đã mất cả cha mẹ thì cài bông hồng trắng”.
Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.

Vậy còn bông hồng cài áo màu vàng mùa lễ Vu Lan là gì?

Các vị tu sĩ đã lìa bỏ đời sống thế tục để sống cuộc sống của người xuất gia. Họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.
Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện tiền, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn - đó là tất cả chúng sinh, vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, màu của Đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì...đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là những vị Phật tuơng lai. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát.
Do vậy, dù hòa mình trong ngày lễ Vu Lan thắng hội nhưng người tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa lễ Vu Lan là sự giải thoát.
Bạn cần mua hoa hồng cài áo giá rẻ đủ màu, vui lòng liên hệ với Đức Lương.
Hiện chúng tôi có các mẫu như sau: 
  • Hoa cài áo nhỏ: 3k/bông, đủ màu hồng, trắng, đỏ. Chất liệu vải nhựa. Có kim cài đi kèm. 

Hoa cài áo nhỏ: 3k/bông, đủ màu hồng, trắng, đỏ
  • Hoa cài áo lớn: 7k/bông, đủ màu vàng, trắng, đỏ, hồng. Chất liệu vải nhựa, kim cài sẵn.
Hoa cài áo lớn: 7k/bông, đủ màu vàng, trắng, đỏ, hồng
  • Hoa cài áo lớn, voan đẹp: 10k/bông. Đủ màu đỏ, trắng, hồng, vàng. Chất liệu voan, kim cài sẵn.

Hoa cài áo lớn, voan đẹp: 10k/bông. Đủ màu đỏ, trắng, hồng, vàng
bông hồng đỏ cài áo,
hình ảnh bông hồng cài áo,
hoa hồng cài áo,
bông hồng cài áo báo hiếu,
hoa hồng đỏ,
bông hồng trắng mùa vu lan,
hoa hồng trắng,
y nghia cai hoa hong,
Liên hệ mua hàng tại đây: https://hoadangducluong.com/san-pham/bong-hong-cai-ao-gia-re-hoa-cai-ao-le-vu-lan-du-mau-hong-trang-do-gia-chi-tu-3kbong
Bạn cần mua hoa đăng vui lòng liên hệ trước để đặt hàng:
  • Hotline (Zalo): 0934.502.712 (Mr. Nhân) – hoặc 0933.096.426 (Ms. Vân Phạm)
  • ĐT: 08.6859.1206 (BP.KD) hoặc 08.6859.1260 (BP.CSKH)
Địa chỉ: 8/29 (số cũ 8E) Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Hoa đăng ngũ giác thiết kế 5 cánh 2 lớp màu sắc sinh động

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng cần mẫu hoa đăng không lộ chén, và có thể làm được bằng nhiều loại chất liệu, đảm bảo độ sáng và đáy bự rộng để được các mẫu nến khác nhau. Hoa đăng Đức Lương đã thiết kế riêng mẫu hoa đăng ngũ giác đáp ứng được tất cả các nhu cầu này.

Hoa đăng ngũ giác với thiết kế 5 cánh đối xứng, bao gồm 1 lớp bông và một lớp đế, đảm bảo hoa chắc chắn, nhìn đẹp mắt sinh động mà hoàn toàn không thấy chén hoặc đế hoa bên dưới như các mẫu hoa khác.
Kích thước hoa rộng tới 20cm, riêng phần đáy hoa rồng gần 10cm đảm bảo cho khách hàng thoải mái để các loại nến bự nhỏ khác nhau theo nhu cầu. Đáy hoa làm đế bằng, đảm bảo hoa để cân xứng, không bị đổ hoặc nghiên khi thả dưới nước cũng như để trên khô.

Đặc biệt, mẫu hoa đăng ngũ giác có thể làm bằng nhiều loại chất liệu khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng. 

Đức Lương có thể làm 100% bằng mút xốp có thể tái sử dụng được nhiều lần, hoặc cũng có thể làm 100% bằng chất liệu giấy đảm bảo thả nước trôi đi luôn tốt cho bảo vệ môi trường. Tất cả các chất liệu sử dụng trong hoa đăng của Đức Lương luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Khách hàng cần đặt mẫu hoa đăng ngũ giác vui lòng liên hệ với Đức Lương ngay hôm nay.
  • Chất liệu hoa đăng: Mút hoặc giấy 100% (theo yêu cầu của khách hàng)
  • Kích thước hoa: 20cm

Sản phẩm hoa đăng dùng để làm gì?

Bạn có thể dùng hoa đăng để trang trí nhà, phòng khách, bàn làm việc, không gian tiệc sẽ thêm phần lung linh và sinh động.
Đối với các lễ hội hoa đăng giúp những người tham gia có thể cảm nhận không gian linh thiêng, gửi gắm các ước nguyện vào bông hoa và thả trôi theo dòng nước để biến những điều mong ước thành sự thật.

Mẫu hoa đăng giá rẻ 3k
Trong không gian hẹn hò hoa đăng cũng góp phần làm buổi hẹn thêm phần lãng mạn thơ mộng hơn.
Riêng với khách hàng chụp hình hay làm phim, chỉ cần thêm một vài bông hoa đăng nhỏ bé trong khung cảnh của bạn, đã giúp tăng thêm tính hấp dẫn cho người xem.
Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn chỉ phải chi một số tiền rất nhỏ, mà lại có được một sản phẩm vừa đáng yêu vừa tuyệt vời đến như vậy.
Liên hệ với Đức Lương ngay hôm nay nhé!
Hoa đăng Đức Lương <3 Để những ước mơ thành sự thật !

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Tịnh Thất Từ Tâm kêu gọi Phật tử hùn phước đúc Đại Hồng Chung và Trống Bát Nhã


Tịnh Thất Từ Tâm tại Ninh Thuận hiện đang kêu gọi Phật tử gần xa hùn phước đúc Đại Hồng Chung và Trống Bát Nhã.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!
Kính Bạch: Chư tôn thiền đức Tăng, Ni.
Kính Thưa: Quý thiện nam tín nữ Phật tử gần xa, quý nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài nước !
Lại một lần nữa hoa sen nở rộ, đoán mừng ngày đấng giác ngộ Toàn Năng, Toàn Trí, Toàn Đức ra đời, phá tan màn vô Minh Từ muôn vạn kiếp của chúng sanh, đem lại sự hạnh phúc Cho muôn loài, Để kỉ niệm ngày Đản sanh của Đức Phật ngày lịch sử thiêng liêng này.
Cổ Đức dạy rằng.
“ Xây Chùa ,Tạo Tượng ,Đúc Chuông
Trong ba việc ấy thập phương nên làm”
Kính Thưa quý vị với tâm nguyện Đúc Đại Hồng Chung, để đáp ứng nhu cầu tu học của bổn tự, cầu nguyện Quốc Thái Dân An Thiên Hạ Thái Bình, Chúng Sanh An Lạc, kẻ âm được siêu thoát, người dương được hưởng thái bình. Chúng tôi nguyện Đúc Đại Hồng Chung bằng đồng trọng lượng 300kg và Trống Bát Nhã với kinh phí 155.000.000 ( triệu đồng).
Xét nghĩ đây là một Phật sự to lớn cần sự góp sức của nhiều người
“ Một cây làm chăng nên non,
ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nay chúng tôi xin kêu gọi toàn thể quý vị Phật tử gần xa phát tâm góp phước cúng dường để phật sự Đúc Đại Hồng Chung sớm được thành tựu. Nguyện cầu hồng ân tam bảo chứng minh công đức quý vị và hồi hướng công đức này của quý vị cho Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sanh về cõi tịnh, và xin nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho gia đình quý vị thân tâm thường an lạc,đạo tâm kiên cố,vạn sự kiết tường như ý.
Bắt đầu kêu gọi và tiếp nhận ngày 24/3/2019 nhằm ngày 19/2 âm lịch năm kỷ hợi
Sau khi hoàn thành đã đưa về ngôi tam bảo, tọa lạc TỊNH THẤT TỪ TÂM thôn Ninh Quý 3, xã Phước sơn, Huyện Ninh Phước,Tỉnh Ninh Thuận.
Chùa ở tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn nên đang rất cần sự hỗ trợ từ Quý anh chị.
Anh chị phát tâm cúng dường vui lòng liên hệ với thầy trụ trì theo thông tin bên dưới.
-Thầy Thích Đức Toàn trụ trì Tịnh thất Từ Tâm tọa lạc tại thôn Ninh Quý 3, xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
-Số điện thoại: 0382 151 072 (Viber).
-Ngân hàng AriGbank
Nguyễn quang khải, số tk 4902205060009
chi nhánh phan rang, ninh thuận
-ngân hàng vietcombank
nguyễn quang khải, số tk 0561000394979
chi nhánh lâm đồng.
Vui lòng ghi rõ nội dung đóng góp.
Nguyện cầu hồng ân tam bảo chứng minh công đức quý vị và hồi hướng công đức này của quý vị cho Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sanh về cõi tịnh, và xin nguyện mười phương chư Phật gia hộ cho gia đình quý vị thân tâm thường an lạc, đạo tâm kiên cố, vạn sự kiết tường như ý.
Xin chân thành cảm ơn.